24 thg 5, 2009

Làm ra " Tiền " có khó không ?

Có khi nào bạn cảm thấy mình là kẻ bất hạnh nhất vì không giàu có? 9 điều dưới đây sẽ giúp bạn có được cảm giác thoải mái trong vấn đề tiền bạc.
1. Thay đổi cách suy nghĩ của bạn về tiền
Thông thường, mọi người có một sự yêu thích hoặc căm ghét đối với sự giàu có. Họ cảm thấy tức tối với những người có tiền, nhưng lại dành cả cuộc đời để cố gắng kiếm được thật nhiều tiền cho bản thân mình. Lý do mà phần lớn mọi người không bao giờ tích lũy cho mình một số tiền dự trữ chắn chắn là bởi vì họ không hiểu được tính chất của đồng tiền.
Tiền, cũng như một con người (Tiền bạc chỉ là một ý tưởng, chúng ta muốn nó thành cái gì thì nó sẽ trở thành cái đó: nô lệ, giấy, là tiên...), là một thứ đang tồn tại. Khi bạn thức dậy vào mỗi sáng và đi làm, bạn đang bán một sản phẩm -đó là chính bạn (hay nói cách cụ thể hơn đó là sức lao động của bạn). Khi bạn nhận ra rằng mỗi buổi sáng tài sản của bạn cũng thức dậy và có cùng tiềm năng làm những công việc như bạn, bạn sẽ nắm được một chìa khóa vàng trong cuộc sống của bạn.
Mỗi đồng tiền bạn dành dụm được cũng giống như có thêm “một người lao động”. Qua thời gian, mục đích của bạn là làm cho họ làm việc hiệu quả hơn, bạn sẽ có đủ tiền để thuê nhiều người lao động khác hơn (tức thu được nhiều tiền hơn).
Khi bạn thật sự thành công, bạn sẽ không còn phải bán sức lao động của chính mình nữa.
2. Sức mạnh của một số tiền nhỏ
Một sai lầm lớn nhất là hầu hết mọi người mắc phải là nghĩ rằng mình phải bắt đầu mọi việc với một số tiền lớn như quân đội của Napoleon. Họ bị ám ảnh bởi tâm lý “không có đủ tiền”, hay nói cách khác là nếu bạn không đầu tư nhiều tiền thì bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có. Điều mà những người này không nhận ra đó là toàn bộ quân đội khi khởi đầu được xây dựng từ một người lính. Điều này cũng đúng đối với các vấn đề về tài chính.
Có rất nhiều tấm gương làm giàu từ những số vốn rất nhỏ. Điều quan trọng là bạn có biết cách tích lũy cho mình để phát triển số tiền nhỏ thành một số vốn lớn hay không? Dĩ nhiên, không có nghĩa là bạn trở thành một kẻ keo kiệt, nhưng bạn cần hiểu được bài học: dù chỉ một đồng thì vẫn có giá trị. Đừng xem thường những sự khởi đầu nho nhỏ.
3. Với mỗi đồng bạn tiết kiệm được, bạn đang mua sự tự do của mình
Từ khi đồng tiên có khả năng khiến cuộc sống bạn tốt hơn, thì bạn càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền đó càng được phát triển nhiều hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn kiếm được càng nhiều tiền thì bạn càng có nhiều tự do: tự do để ở nhà chơi với bọn trẻ, tự do để được nghỉ ngơi và du lịch khắp thế giới hoặc tự do nghỉ việc nếu thật sự không thích. Nếu bạn có bất kỳ một nguồn thu nhập nào, bạn đã có thể bắt đầu vun đắp cho sự giàu có của mình ngay từ hôm nay. Có thể, mỗi lần bạn chỉ để dành được vài trăm ngàn đồng, nhưng mỗi sự đầu tư này là một viên gạch tạo nên nền tảng của sự tự do về tài chính của bạn.
4. Vun đắp tương lai từ hôm nay
Nhiều người nói rằng, họ không muốn phí thời gian vào việc đầu tư cổ phiếu bởi không muốn đợi đến 10 năm sau mới có thể giàu có. Họ muốn tận hưởng cuộc sống và tiêu xài tiền mình làm ra ngay bây giờ. Lối suy nghĩ đó bây giờ không còn hợp thời nữa vì như thế bạn sẽ chỉ tồn tại trong 10 năm. Vấn đề đặt ra là sau đó liệu bạn có cảm thấy tốt hơn hay không? Hiện tại của bạn chính là kết quả tổng hợp của những quyết định mà bạn chọn trong quá khứ. Vậy tại sao bạn không tạo nên một bệ phóng vững chắc cho cuộc đời bạn trong tương lai ngay từ bây giờ?
5. Thay vì mua sắm hãy đầu tư và để dành
Một vài người tự hỏi tại sao họ không giàu có. Họ luôn cảm thấy như nếu họ để dành tiền thì họ sẽ chẳng bao giờ kiếm thêm được nhiều hơn. Câu trả lời thật đơn giản. Họ hãy ngừng việc mua hàng hóa của các công ty mà bắt đầu mua chính công ty đó. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy gần 1/3 thu nhập của những người giàu đều được dùng để đầu tư và tiết kiệm. Đó không phải là kết quả của việc trở nên giàu có mà đó là lý do họ giàu có.
6. Biết khát khao và học cách để thành công, phấn đấu để cạnh tranh với những người thành công
Một nhà đầu tư tài giỏi đã nói rằng bạn hãy đưa ra những đặc điểm mà bạn ao ước và không thích nhất về một “thần tượng” nào đó của mình. Sau đó hãy làm mọi thứ trong khả năng của mình để phát triển những đặc điểm bạn thích và loại bỏ những đặc điểm mà bạn không thích. Hãy cố gắng uốn nắn và biến mình thành kiểu người mà bạn muốn trở thành. Bạn sẽ tìm thấy rằng bằng việc đầu tư cho chính bản thân mình trước thì tiền sẽ bắt đầu “chảy” vào cuộc sống của bạn. Sự thành công và giàu có sẽ sinh ra thành công và giàu có. Bạn phải tự tìm cách của mình để đi vào được vòng tròn đó. Bằng cách xây dựng “đội quân hùng hậu” của mình từ mỗi binh sĩ một lúc và làm cho đồng tiền của bạn phục vụ cho chính bạn.
7. Nhiều tiền không phải là câu trả lời cho tất cả
Kiếm được nhiều tiền không giúp bạn giải quyết được hết những vấn đề của bạn. Đồng tiền là một chiếc kính phóng đại, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn và thúc đẩy mọi việc.
Nếu bạn không có khả năng kiếm được đủ tiền để trang trải thì cuộc sống của bạn sẽ thật tồi tệ. Nhưng vấn đề quan trọng không phải là số tiền bạn kiếm được mà chính ở chỗ bạn đã được dạy cách tiêu tiền như thế nào.
8. Nếu bố mẹ bạn không giàu có thì đừng đi theo vết xe đổ đó
Định nghĩa về sự điên rồ đó là lập lại một việc giống nhau và mong chờ một kết quả khác. Nếu bố mẹ của bạn không sống một cuộc sống mà bạn muốn thì đừng làm những điều mà họ đã làm. Bạn phải thoát khỏi tâm lý của những thế hệ trước nếu bạn muốn có một cuộc sống khác với họ.
Bạn cần phải đạt được sự thoải mái về tài chính và thành công - cả hai thứ - dù gia đình bạn có thể có hoặc không. Đầu tiên, hãy kiên quyết sẽ trả hết nợ nần. Hãy tìm xem những khoản nợ nào nên được trả hết trước khi bạn đầu tư hoặc những khoản nợ nào có thể chấp nhận được. Thứ hai, tiết kiệm và đầu tư tài chính ở mức độ cao nhất theo ưu tiên trong cuộc sống của bạn. Một trong những phương pháp tốt là hãy đầu tư cho chính bản thân mình trước.
Không có nơi nào khác tiền của bạn có thể làm nhiều cho bạn như khi bạn sử dụng nó để đầu tư vào việc làm ăn. Đó là sự nhìn xa trông rộng lâu dài và tuyệt vời.
9. Đừng lo lắng
Điều kỳ lạ của cuộc sống đó là nó không quá quan trọng rằng bạn đang ở đâu mà là bạn sẽ như thế nào, làm gì. Một khi bạn đã chọn lựa việc xây dựng một sự đảm bảo có giá trị, đừng để suy nghĩ thứ hai khác kiểu như “Sẽ thế nào nếu…”. Mỗi phút giây trôi qua, bạn đang trưởng thành hơn và càng gần hơn mục tiêu cuối cùng của mình-sự kiểm soát và tự do.
Một đồng tiền rơi vào tay bạn có nghĩa là một hạt giống cho tương lai tài chính của bạn. Nếu bạn siêng năng và có trách nhiệm, sự thịnh vượng về tài chính chắc chắn sẽ đến với bạn. Ngày đó sẽ đến khi bạn có thể trả được tiền mua xe, nhà hoặc bất cứ thứ gì khác của bạn. Cho đến khi đó, đừng quá lo lắng mà hãy biết tận hưởng cuộc sống và phấn đấu.

Để trở thành người giàu có và nổi tiếng

Nếu bạn muốn trở thành người giàu có và nổi tiếng, bạn phải tập trung vào các điểm mạnh của mình. Đừng bám víu vào những điểm yếu. Hãy chọn tài sản mà tạo hóa cho bạn nhiều nhất để xây dựng thành một sự nghiệp lẫy lừng.

Sau khi tìm thấy con đường cần phải đi, hãy mơ những giấc mơ vĩ đại nhất mà bạn có thể mơ. Bây giờ, bằng tài năng sẵn có của mình, hãy quyết định rằng bạn sẽ trở thành một hiện tượng, một sự tốt nhất của những cái tốt nhất. Hãy luôn tâm niệm điều đó. Danh tiếng không tự nhiên mà có. Bạn phải mong muốn nó.

Bây giờ, hãy chuyển giấc mơ của bạn thành những kế hoạch khả thi. Trước hết, phát triển tài năng của bạn. Thứ hai, tiếp thị nó. Sau đó tiếp tục kiểm tra thực nghiệm và xác định lại những kế hoạch của bạn. Tạo ra một vòng lặp lại phản hồi giữa những ước muốn bên trong với những hình ảnh của thế giới bên ngoài và những khả năng, làm việc và mài dũa tài năng, kỹ năng của bạn. Hãy hành động không một chút nao núng, duy ý chí. Thực hiện những kế hoạch gộp của mình bằng những việc làm cụ thể mà bạn có thể đạt được. Nghiên cứu, tập dượt những tài năng và kỹ năng mà bạn có thể được chú ý. Ví dụ, đặt mua một tờ tạp chí quốc tế nào đó để phục vụ cho nghề nghiệp mà mình đã chọn.

Song song với mục đích của bạn, hãy tạo những thói quen để phát triển tài năng, đặc biệt là xem những người thành đạt khác họ đã làm thế nào. Bạn cũng nên hỏi ý kiến người khác về những gì bạn làm. Bằng việc xem phim ảnh, bạn có thể học được những bài học hay và rút ra nhiều điểu bổ ích.

Sau khi xây dựng được tài năng của mình, hãy phát triển con đường thứ hai để đi đến thành công. Học cách tiếp thị bản thân mình, chứng tỏ tài năng của mình cho một cá nhân hoặc tổ chức mà có thể trọng dụng mình.

Trong suốt chuyến đi của bạn, đừng tin vào những giới hạn. Tất cả những người nổi tiếng đã thể hiện được sự tự tin, ưu tiên phát triển tài năng và những mối quan hệ. Họ đặt niềm tin trước kinh nghiệm. Và họ chấp nhận mạo hiểm, đầu tư thời gian, tiền bạc, và công sức vào các dự án của mình.

Tóm lại, những giấc mơ lớn, phát triển những kế hoạch, và sau đó hành động và theo đuổi đến cùng.

Bạn có thể thực hiện tất cả những lĩnh vực quan trọng trong việc vạch ra một con đường đến thành công. Sau đây là tóm tắt:

1. Tách riêng tài năng vượt trội nhất của mình. Quên đi những điểm yếu. Sử dụng sức lực quý giá của mình để thông thạo một kỹ năng riêng biệt. Tập trung vào phẩm chất tốt nhất của bạn và hãy trở thành người thành đạt với phẩm chất ấy.

2. Hãy quên những điểm yếu của bạn. Tìm một con đường phát huy điểm mạnh của mình mà sẽ không bị những điểm yếu cản bước. Một khi bạn đã có được thành công rồi, bạn có thể quay lại và khắc phục những điểm yếu cũng chưa muộn.

3. Dám mơ những giấc mơ vĩ đại. Tại sao bạn phải dè dặt với những ước mơ?

4. Chia kế hoạch lớn của bạn thành những kế hoạch nhỏ, có thể quản lý được. Nhìn bức tranh lớn, và hình dung xem làm thế nào bạn có thể làm cho những mẩu nhỏ ăn khớp với nhau.

5. Liên lạc chặt chẽ với thế giới bên ngoài. Cập nhật những kiến thức và xu hướng mới nhất, sử dụng chúng cho kế hoạch của bạn. Chỉ nắm bắt những gì cần thiết. Tránh những kỹ thuật lỗi thời. Hãy quan sát thị trường. Chú ý xem thị trường đang ở đâu, sẽ đi đến đâu, và hướng bản thân bạn theo nó.

6. Đừng đứng trong bóng mát. Hãy la lên. Tìm cách để thu hút sự chú ý. Frank Sinatra thu hút người khác đến với mình bằng cách đứng lên bàn và hát. Anh ta chỉ là một người bồi bàn nhưng đã trở thành một doanh nhân thành đạt. Cũng vậy, những ca sỹ, vũ công và diễn viên nổi tiếng cũng thường xuyên gửi những bản tin đến cho những người chưa biết họ. Dần dần bạn sẽ được quan tâm nếu bạn muốn và tìm cách để được quan tâm.

7. Tìm hiểu thị trường. Khoanh vùng khách hàng tiềm năng của bạn. Nghiên cứu xem điều gì bạn thấy hứng khởi, làm cho nó trở nên vui nhộn và hứng khởi hơn.

8. Đừng tin vào những hạn chế. Những suy nghĩ hạn chế tạo nên những con người hạn chế. Wayne Dyer nói rằng “bầu trời là hạn chế”. Napoleon Hill có lần nói: “Bất kỳ điều gì con người có thể nhận thức và tin tưởng vào, con người sẽ đạt được nó.” Khi bạn nghi ngờ khả năng của mình và nghi ngờ con đường mình đang đi, bạn sẽ đánh mất hết nhuệ khí. Bạn cần nhuệ khí này để đạt được mục đích của mình. Bạn càng có những ý tưởng mới mẻ, bạn càng cảm thấy phân vân. Đừng để những phân vân hay chỉ trích trở thành chiếc phanh dừng bạn lại.

9. Nói tóm lại là lập kế hoạch, mơ ước và hành động.

10. Khi bạn thất bại, hãy học hỏi từ những thất bại, và tiếp tục.

16 thg 5, 2009

Làm thế nào để giàu như Bill Gates ?

Miệt mài lao động quanh năm cho đến một lúc rảnh rỗi nào đó, bạn thử tự vấn mình: "Tại sao ta không giàu như Bill Gates được?" Bạn đã có câu trả lời chưa vậy? Hãy thử nghiên cứu những bài học được rút ra từ chính câu chuyện thành công của ông chủ Microsoft.
Bill Gates, biểu tượng của sự giàu có. Làm thế nào để giàu được như vậy?

Chọn... tổ tiên:

Ngạn ngữ Ý có câu: "Có ba cách để trở nên giàu có: hoặc thừa hưởng, hoặc cưới xin, hoặc đi ăn cắp".
Tỉ phú William Henry Gates III (tức Bill Gates) rơi vào trường hợp thứ nhất. Khi chào đời vào ngày 28.10.1955, cậu bé Bill Gates đã khéo "chọn" cho mình một người ông nội giàu có: J.W.Maxwell, nhà sáng lập Ngân hàng Quốc gia City Bank vào năm 1906 tại thành phố Seattle. Con trai của Maxwell cũng làm trong lĩnh vực ngân hàng, người đã để lại tài sản ủy thác trị giá 1 triệu USD cho Bill Gates.
Sau khi "chọn" được ông nội, bạn cũng nên... chọn bố mẹ cho mình. Chuyện rằng: "Một người đàn ông kể với chàng trai trẻ: "Năm 1932, trong túi tôi chỉ có 1 xu. Tôi bèn mua 1 trái táo và ngồi suốt ngày để lau sạch nó, sau đó tôi bán được 10 xu. Tôi lấy số tiền đó mua hai trái táo, lại ngồi lau suốt ngày, đến 5 giờ chiều thì tôi thu được 20 xu. Kiên trì với công việc này, cuối cùng tôi có 1,37 USD. Thế rồi bố vợ tôi chết, để lại 2 triệu USD".Bố của Bill đã lấy được bà Mary Maxwell và được để lại 2 triệu USD, giúp Bill sau này được học ở một trường đắt tiền và khởi nghiệp với máy tính hiện đại nhất.

Câu chuyện này tương tự như trường hợp của William Henry Gates và người vợ Mary Maxwell, ông bà thân sinh ra ngài Chủ tịch Microsoft hôm nay. Khi đó, ông Gates (cha) là một luật sư còn bà vợ Mary Maxwell - cháu nội của J.W.Maxwell - là thành viên hội đồng quản trị của các công ty First Interstae Bank, Pacific Northwest Bell, United Way.
Sinh ra trong gia đình đó, Bill Gates được đi học tại trường đặc biệt với mức học phí tới 5.000 USD/năm (cao gấp 3 lần học phí cùng thời ở Đại học Harvard). Khi cần máy tính, cậu đã được bố mẹ cho một chiếc DEC PDP-10, tương đương với thứ mà các chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachusetts thời đó sử dụng.

Hãy ăn quả, chớ trồng cây !

Các công trình nghiên cứu có đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, để chóng trở nên giàu sụ như Bill Gates, bạn đừng mất công đầu tư vào các công trình nghiên cứu mà hãy chờ các công ty nhỏ nghiên cứu xong xuôi rồi mua lấy nó.
Ngày xưa, luật chống độc quyền cấm các công ty mua đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của mình, giờ thì điều đó không còn. Khi các sản phẩm của Microsoft bị những chiếc máy tính nối mạng và công nghệ web đe dọa, Bill Gates đã nhẹ nhàng thâu tóm WebTV và Hotmail. Một điều quan trọng nữa là hãy thuê những tay cừ khôi làm việc cho mình. Như chúng ta đã biết, một số người viết phần mềm Microsoft Windows trước đây từng làm cho Xerox PARC. Có thể nói, Xerox đã chi tiền để nghiên cứu, còn Microsoft đã chi tiền để phát triển.
"Bill (Gates) luôn thông minh hơn người khác. Tại đây (Microsoft), mỗi mét vuông có khối người tài nhưng Bill thông minh hơn cả".
Mike Maples - Phó chủ tịch Microsoft phát biểu trên tờ New Yorker, 10.1.1994
Một điều quan trọng nữa là đừng bao giờ xắn tay áo lên để làm tất cả những thứ mà mình thành thạo. Bạn là một kỹ sư có hạng, thật xót xa nếu như cứ để cho người khác thực hiện ý tưởng của mình.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng một người viết phần mềm sẽ không bao giờ trở nên giàu có như Gates, đặc biệt là những người viết phần mềm với các ngôn ngữ thường thường như C, Java. Có một đôi lúc tự bạn viết phần mềm sẽ tốt, nhưng quan trọng hơn là bạn cần tập trung thời gian để suy nghĩ về ứng dụng của phần mềm đó. Bill Gates giỏi ở khía cạnh tổng hợp các bản mã, chứ không phải ở lĩnh vực viết lên những bản mã đó.

Đào tạo giám đốc điều hành

Nếu bạn là một người thông minh đến mức tò mò, bạn khó có khả năng điều hành một doanh nghiệp trên 50 người.
Suốt ngày bạn sẽ phí thời gian ngồi họp, đọc ngấu nghiến những văn bản pháp luật chứa đầy lỗi mà bạn không biết mức độ nghiêm trọng của nó. Lúc đó có thể bạn sẽ chọn một giám đốc điều hành chuyên nghiệp để chia sẻ gánh nặng này. Nhưng Bill Gates không làm thế, ông ta tuyển dụng Steve Ballmer vào năm 1980 và mãi 20 năm sau thì mới đưa người này lên ghế giám đốc điều hành.
Steve Ballmer được Bill Gates tuyển từ năm 1980 nhưng qua 20 năm đào tạo mới được đặt vào ghế giám đốc điều hành
Kiếm tiền trong ngành phần mềm đòi hỏi người ta phải am hiểu tường tận mọi ngõ ngách, mọi trục trặc có thể xảy ra. Những công ty công nghệ lớn ít khi thuê các nhà kinh tế về điều hành bởi những nhà kinh tế chỉ chịu lao động vừa mức mà họ được trả lương.
Adobe cũng là một ví dụ điển hình khác, hai nhà sáng lập Adobe là tiến sĩ công nghệ từng làm thuê cho Xerox PARC, họ biết tất cả mọi khúc mắc của ngành đồ họa và phát hành. Adobe thành công nhờ rất lớn vào kinh nghiệm của 2 vị này. Jack Welch cũng gia nhập GE từ năm 1961 và mãi 20 năm sau ông ta mới lên làm giám đốc điều hành.

Tập trung vào lợi nhuận

Trong cuốn sách The HP Way, người đồng sáng lập Tập đoàn Hewlett-Packard là David Packard viết: "Tại Hewlett-Packard, con người, vật liệu, phương tiện, tiền bạc và thời gian là những nguồn luôn sẵn có để chúng tôi làm việc. Bằng kỹ năng của mình, chúng tôi biến những nguồn này thành sản phẩm và dịch vụ hữu ích.
Nếu chúng tôi làm tốt, khách hàng sẽ trả cho chúng tôi nhiều tiền hơn so với chi phí mà chúng tôi bỏ ra". Vào những năm 1990, ngành "dotcom" rất khó sinh lợi nhưng ý tưởng của HP đã chứng minh sự đúng đắn. Trong ngành phần mềm thì sao? Bước quan trọng là xây dựng những hệ thống thông tin tạo ra giá trị cho người sử dụng. Khi đã "tạo ra giá trị", bạn có thể thu lại bằng nhiều cách: bán giấy phép sử dụng, thu phí đào tạo, phí cung cấp dịch vụ...
Thị trường chứng khoán cũng là một khái niệm hấp dẫn. Đụng chạm đến lĩnh vực này, bạn hãy để các nhà đầu tư chứng khoán "góp vốn" với bạn nhưng đừng để họ điều hành công ty bạn. Microsoft thường lợi dụng các nhà đầu tư chứng khoán để nâng giá cổ phiếu của mình. Tuy nhiên, với những người này thì cần cẩn thận, một nhà đầu tư chứng khoán thành công chưa chắc đã biết về công việc điều hành doanh nghiệp

8 thg 5, 2009

Cách nhanh nhất để làm giàu-tôi và bạn đều có thể..!

Không lâu sau khi cuốn Rich kid smart kid phát hành, cuốn thứ tư trong Rich dad series, một bài bình luận xuất hiện trên một tờ báo nổi tiếng. Hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng đều cho rằng Rich dad series có những tán thành tốt. Họ có cái nhìn rất công bằng , khách quan trong các bài bình luận về các cuốn sách của tôi. Riêng bài báo này của tờ báo này về Rich kid smart kid lại không như vậy. Nhà báo bắt đầu bài bình luận bằng một sự tấn công về khả năng viết sách của tôi. Anh ta ít nhiều nói rằng tôi cần phải đến trường và học viết thêm. Sự mỉa mai rằng tôi đã phơi bày trong cuốn sách là tôi đã thi trượt hai lần môn Anh Văn vì tôi không có khả năng viết. Bị đặt biệt danh là ngu dốt và trùm thi rớt khi 15 tuổi vì tôi viết văn rất tệ là một sự kiện rất đau đớn trong đời tôi.
Từ đó tôi không bao giờ nghĩ mình là một nhà văn. Viết có thể là kỹ năng yếu nhất của tôi và là lý do tôi đã có một thời gian khắc nghiệt khi còn ở trường. Cuốn sách thứ tư trong Rich dad series nói về cách làm thế nào tôi vượt qua khả năng không biết đọc biết viết của tôi mà vẫn tốt nghiệp cao đẳng. Rich kid smart kid nói về cách tìm kiếm và phát triển thiên tư cá nhân của trẻ con, mặc dù chúng có thể không biết đọc biết viết, cũng như sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng tồn tại về tài chính của chúng. Vì vậy bài phê bình của nhà báo ấy không tập trung về nội dung chính mà về kỹ năng viết của tôi, là vấn đề tôi gặp phải suốt thời gian ở trường. Nhà báo kết thúc bằng câu tóm tắt mà anh ta nghĩ rằng đã tán thành tôi và khách quan nhất. Anh ta viết: “Cuốn sách sẽ giúp con bạn được tuyển dụng hơn”. Lúc này tôi thấy lời phê bình về kỹ năng viết của tôi được bào chữa. Tôi cảm thấy bị xúc phạm khi bài báo của anh ta nói rằng cuốn sách của tôi giúp bọn trẻ được tuyển dụng hơn. Tôi cá là anh ta chưa đọc hết cuốn sách. Cuốn sách không phải giúp bọn trẻ được tuyển dụng hơn, mà làm cho bọn trẻ không được tuyển dụng hơn. Nếu bạn muốn về hưu sớm và giàu , bạn cần nghĩ về cách làm thế nào để ít được tuyển dụng hơn, chứ không phải được tuyển dụng hơn. Một lần nữa, sự khác nhau được thấy ở thực tại về trí óc.
Làm thế nào để không được tuyển dụng
Trong phần tóm tắt sự quan trọng của đòn bẩy trí óc, tôi trình bày rằng thực tại của bạn đơn giản chỉ là những gì bạn nghĩ là thật. Hay nói một cách phổ biến, sự nhận thức của bạn là thực tại của bạn. Khi được hỏi: “ Thật khó để thay đổi thực tại của một người?”. Tôi trả lời “Còn tuỳ”. Với tôi, chính những khó khăn cá nhân đã phủ nhận thực tại của người cha nghèo về những gì ông nghĩ là thông minh, và chấp nhận những ý tưởng của người cha giàu về những gì ông cho là thông minh. Bằng nhiều cách, thay đổi thực tại của một người từ tầng lớp trung lưu hay nghèo sang giàu cũng như học cách ăn bằng tay trái sau nhiều năm bạn ăn bằng tay phải. Trong khi điều đó không khó khăn, và mọi người đều làm được nếu họ kiên nhẫn, nhưng nó cũng có thể là điều không dễ thực hiện. Cách nhanh nhất để làm giàu là khả năng thay đổi thực tại nhanh hơn. Điều đó nói dễ hơn làm với hầu hết mọi người, vì tôi đã thấy hầu hết chỉ muốn giữ nguyên thực tại để được thoải mái… ngay cả khi đó là thực tại của những khó khăn tài chính và thiết chặt. Người cha giàu nói: “Hầu hết mọi người thích sống giữa mức trung bình hơn là mở rộng khoảng trung bình đó“.Ông tin rằng hầu hết mọi người thích làm việc thoải mái suốt đời hơn là làm việc không thoải mái một số năm, làm việc chăm chỉ để mở rộng nhận thức rồi phần đời còn lại nghỉ ngơi. Dùng phép ẩn dụ chuyển từ tay phải sang tay trái, hầu hết mọi người thích nghèo khổ với việc ăn bằng tay phải hơn là trở nên giàu bằng cách học ăn với tay trái. Bằng nhiều cách, nó đòi hỏi một sự thay đổi nhận thức trong trí óc.
Nội dung vs sức chứa
Fast company là một tờ báo lớn và tôi khuyên mọi người nên đăng ký nó. Trong một bài báo gần đây nhan đề “Học 101”, chúng tôi đã đọc:
“Học tập là một công cụ quan trọng nhất của con người, nhóm người và công ty muốn tiến nhanh và cứ nhanh mãi trong nền kinh tế mới” Tiếp theo bài báo trích dẫn câu nói của Estee Solomon Gray, cố vấn của InterWise, Inc. Cô nói:
“Vì vậy trong nền kinh tế cũ, nội dung là vua, trong nền kinh tế mới, sức chứa là vua”
Nói cách khác, học cách chuyển từ tay phải sang tay trái quan trọng hơn là loại muỗng nĩa nào đang dùng. Hệ thống trường học hiện nay vẫn rắc rối bằng việc cho bọn trẻ một nội dung tốt hơn, hơn là nhìn xem thời đại thông tin đã thay đổi sức chứa của thể giới mà chúng ta đang sống. Cũng như người bình luận được nhắc đến trước đây cảm thấy, quan điểm xã hội của cuốn sách của tôi là làm cho bọn trẻ được tuyển dụng hơn, hầu hết các giáo viên đều tạo ra các khoá học có nội dung nhằm giúp bọn trẻ được tuyển dụng hơn. Đó là lý do vì sao hệ thống trường học tiếp tục tập trung vào nội dung hơn là sức chứa. Sức chứa của thế giới đã thay đổi. Khi cha mẹ tôi đang lớn lên trong thời kì đại khủng hoảng, sức chứa là: công việc là nỗi kinh hoàng và một công việc ổn định là vua. Đó là lý do vì sao bố mẹ tôi nhấn mạnh sự công việc của điểm cao và một công việc ổn định. Trong thời kỳ của bố mẹ tôi, nếu bạn tìm một công việc ổn định với một công ty tốt, và bạn làm việc chăm chỉ và hợp pháp, cuộc đời bạn đã được ấn định. Công ty sẽ có trách nhiệm cho vấn đề tài chính của bạn sau khi bạn về hưu. Ngày nay, sau cuộc đào thải những năm đàu 90, hầu hết mọi người nhận ra rằng sức chứa hay luật lao động đã mãi mãi thay đổi.
Nội dung, sức chứa và năng lực
Mặc dù người cha giàu không sử dụng từ ngữ nội dung và sức chứa, thay vì thế ông dùng từ thực tại, ông cũng thường xuyên dùng từ năng lực. ÔNg cũng nói: “Không những một người nghèo có một thực tại nghèo, mà họ còn có rất ít năng lực cho phép tiền ở lại với họ”.
Ộng có ý rằng khi một người nói những câu: “Tôi chẳng bao giờ giàu nổi”, “Tôi không mua nổi nó”, hay “Đầu tư là rủi ro”, điều đó hạ bớt năng lực của họ để làm giàu. Ông nói: “Khi một người có thực tại của nghèo hoặc trung lưu bất thình lình đến với tiền bạc, họ thường không đủ năng lực về tinh thần và cảm xúc để gánh vác sự giàu có bất ngờ của tiền bạc…va tiền sẽ tràn và trôi đi.”. Đó là vì sao bạn thường nghe người ta nói: “ Tiền vừa mới tuột khỏi tay tôi”. Hoặc “Tôi làm bao nhiêu không thành vấn đề, tôi sẽ thiếu tiền vào cuối tháng”. Hoặc “Tôi sẽ đầu tư khi có dư tiền”.
Thỉnh thoảng tôi cũng dùng ví dụ của người cha giàu từng dùng để dạy cho con ông và tôi. Người cha giàu dùng một cái ly rỗng và sau đó rót nước đầy ly và tiếp tục rót. Chẳng bao lâu thì nước tràn ra và cứ tiếp tục tràn chừng nào ông còn rót nước vào. Người cha giàu nói: “Tiền có muôn vàn trên thế giới. Nếu con muốn giàu, trước tiên con phải mở rộng thực tại của con(sức chứa) nhằm để giữ phần chia của con của sự muôn vàn đó”. Trong các khoá học chuyên đề, tôi dùng ví dụ tương tự để giải thích mối liên hệ giữa nội dung, sức chứa và năng lực. Tôi bắt đầu rót nước vào một ly rượu, sau đó là một ly nước lớn hơn, và sau đó là một cái ly lớn hơn nữa. Đó chỉ là một chứng minh đơn giản để minh hoạ sự khác nhau giữa năng lực giữ tiền của người nghèo , trung lưu và giàu.
Làm thế nào để mở rộng năng lực
Khi được hỏi: “Làm thế nào tôi mở rộng năng lực hay sức chứa?” Tôi trả lời: “Hãy nhìn vào ý tưởng của bạn”. Tôi cũng nhắc mọi người một trong những câu nói ưa thích nhất của người cha giàu, “Tiền chỉ là một ý tưởng”. Tôi trả lời bằng cách truyền đạt lời khuyên mà người cha giàu đã dạy tôi. Ông chỉ ra những câu như:
1. “Tôi không mua nổi nó”.
2. “Tôi không thể làm được”
3. “Điều đó sai rồi”
4. “Tôi biết điều đó rồi”
5. “Tôi thử một lần rồi và nó không hoạt động”
6. “Điều đó bất khả thi. Nó sẽ không bao giờ hoạt động”
7. “Bạn không thể làm nổi”
8. “Điều đó bất hợp pháp”
9. “Điều đó rất khó làm’
10. “Tôi đúng còn anh sai”
Người cha giàu nói: “Người ngu dốt sẽ tin vào bất cứ một viễn cảnh cường điệu nào và một người hoài nghi sẽ chỉ trích bất cứ thứ gì nằm ngoài thực tại của họ. Thực tại của một người hoài nghi không tiếp bất cứ cái gì mới nằm ngoại thực tại và một người ngu dốt khôgn có khả năng bỏ ra ngoài những ý tưởng ngu dốt. Nếu con muốn giàu, con phải mở rộng đầu óc, một thực tại mềm dẻo và những kỹ năng biến những ý tưởng mới thành hiện thực và có lợi ích về mặt kinh doanh.”
Theo tạp chỉ Fast company: “Vì vậy, trong thời kỳ kinh tế cũ, nội dung là vua, trong thời kỳ kinh tế mới, sức chứa là vua” Theo cách nói của người cha giàu: “Nếu con muốn giàu nhanh, con cần phải mở rộng đầu óc để có những ý tưởng mới và có những kỹ năng tiếp thu các khả năng lớn hơn các khả năng hiện tại. Để làm được điều đó, con phải có một thực tại có thể thay đổi, mở rộng và phát triển nhanh chóng. Cố gắng làm giàu bằng thực tại của người nghèo hoặc thực tại bị hạn chế là một điều bất khả thi”.
Tại sao không làm giàu
Ngồi trên ngọn núi British Columbia 1985, Kim, Larry và tôi quyết định chúng tôi sẵn sàng chịu cực và thúc đẩy chúng tôi vào thực tại mới, nhằm để về hưu sớm và giàu…và hãy tin tôi, lúc đó thật khổ cực. Khi được hỏi làm thế nào về hưu sớm và giàu, tôi chỉ nói đơn giản “Chúng tôi không ngừng thay đổi thực tại”. Khi được hỏi làm thế nào để thay đổi thực tại của một người, tôi trích dẫn câu nói của Robert Kennedy:
“Nhiều người nhìn vào những điều như họ hiện tại và nói ”Tại sao?”, còn tôi mơ ước những điều chưa đạt được và nói “Tại sao không?” ” Nếu bạn muốn giàu nhanh, bạn có thể phải đi ngược lại sự thoải mái của thực tại hiện nay của bạn và tiến vào những điều khả thi mới cho cuộc đời bạn. Như Robert Kennedy nói: “Tại sao không?” Có một đầu óc có thể mở rộng thực tại hoặc sức chứa nhanh chóng là một dạng đòn bẩy rất quan trọng. Sự thật là, nó có thể là dạng đòn bẩy quan trọng nhất, đặc biệt trong thế giới thay đổi nhanh chóng ngày nay. Với người cha giàu, tôi tin chính vì có một đầu óc có thể mở rộng thực tại là kỹ năng cá nhân tuyệt vời và lý do ông không ngừng thành công về tài chính. Bây giờ tôi đã già và hy vọng đã khôn hơn, tôi đã hiểu hơn vì sao người cha giàu cấm tôi và con ông nói :”Tôi không mua nổi nó”. Trong những năm tới đây, khả năng thay đổi và mở rộng thực tại là dạng đòn bẩy quan trọng duy nhất của bạn. Những ai có thể làm được như thế sẽ thịnh vượng hơn những người không thể. Nếu bạn muốn về hưu sớm và giàu, bạn cần khả năng không ngừng thay đổi sức chứa nhanh chóng… vì sức chứa xác định nội dung. Và sức chứa cộng với nội dung bằng năng lực Đến đây phần nào hoàn thành những ý tưởng về sự quan trọng của sức mạnh đòn bẩy trí óc. Mặc dù ở đây kết thúc phần thực tại về tinh thần, phần nhiều của cuốn sách sẽ trở lại khái niệm rất quan trọng của sức mạnh của thực tại của một người. Phần kế tiếp của cuốn sách nói về sự quan trọng của sức mạnh đòn bẩy của một kế hoạch tài chính của cá nhân bạn. Lý do có một kế hoạch rất quan trọng vì hầu hết mọi người có những mơ mộng nhưng thất bại trong việc lên kế hoạch. Có một giấc mơ về hưu sớm và giàu là quan trọng rồi, nhưng để biến giấc mơ thành hiện thực, một người cần có một kế hoạch để bắc cầu cho giấc mơ đó thành hiện thực. Sức mạnh đòn bẩy trí óc bạn sẽ được kiểm tra trong phần kế tiếp vì chúng tôi sẽ đi vào những con số đôla mà vượt xa thực tại của hầu hết mọi người. Nếu những con số này vượt xa thực tại, hay sức chứa của bạn, thì những con số này chỉ mãi là giấc mơ thôi. Như tôi đã nói trước đây, thật khó khăn cho một người đang kiếm dưới $50,000 một năm để mơ ước về hưu trong vài năm với số thu nhập một triệu đô. Trong khi hầu hết mọi người mơ ước một ngày nào đó về hưu với số tiền đó, nhưng chỉ ít hơn 1% dân số Mỹ làm được. Thực tại đó mãi mãi nằm trong giấc mơ của 99% dân số. Tin tốt là nếu bạn hiểu sự quan trọng của việc có một thực tại và sức chứa đúng đắn, và hiểu được tầm quan trọng của một kế hoạch, cơ hội của việc về hưu sớm và giàu sẽ tăng lên đáng kể. Nếu bạn có thể thay thực tại và có một kế hoạch mạnh bạo, bạn có thể thấy rằng làm ra 1 triệu đô hay nhiều hơn mà không phải làm việc có thể dễ hơn nhiều làm việc suốt đời cho $50,000. Tất cả những gì cần thiết là một thực tại hay một sức chứa mềm dẻo và một kế hoạch được đi theo. Phần kế tiếp là tạo ra một kế hoạch…một kế hoạch có sức mạnh đòn bẩy cao để về hưu sớm và giàu.
Phần 2: Sức mạnh đòn bẩy của kế hoạch
Đoạn dưới đấy trích dẫn bài phỏng vấn với Robert Reich, Tổng thư ký bộ lao động thời Clinton: “Khảng cách càng rộng giữa người giàu và nghèo đã đặt chúng ta vào một khó khăn nghiêm trọng” “Là một Tổng thư ký của bộ Lao động, mục tiêu của tôi là cố gắng và tạo ra nhiều việc làm với tiền lương tốt hơn cho người Mỹ, và sau khi làm việc cực nhọc vì mục tiêu đó qua nhiều năm, tôi không thể giúp gì được khi cảm thấy việc làm và tiền lương là tất cả. Nhưng không phải thế” “Vấn đề không phải là việc làm và tiền lương khá nữa” “Trong thời đại kinh tế mới, với thu nhập không thể biết trước…có hai con đường đang ở mức báo động, con đường nhanh và con đường chậm” Câu hỏi là: Bạn và kế hoạch của bạn trên đường nhanh hay đường chậm?

7 thg 5, 2009

SWOT và sự lựa chọn hướng đi của nhà quản trị

Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện.
Một công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng có thể áp dụng khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp. Đây là công cụ phân tích Marketing sử dụng mô hình SWOT.
Một phân tích SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ may và hiểm hoạ từ môi trường bên ngoài. Hãy tưởng tượng mô hình phân tích SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau:
Môi trường bên trong: . (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu
Môi trường bên ngoài: . (OPPORTUNITY) Cơ may + (THREAT) Hiểm họa
Để xây dựng mô hình phân tích SWOT của riêng bạn từ đó lập kế hoạch cho sự nghiệp, hãy xem xét tình hình hiện tại của bạn. Bạn có những điểm mạnh và điềm yếu gì. Bạn có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình như thế nào. Có những cơ may và hiểm hoạ nào từ bên ngoài trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn.
Những nhân tố bên trong
1. Điểm mạnh
Những nhân tố tích cực bên trong có thể kiểm soát được và bạn có thể phát huy khi lập kế hoạch:
- Kinh nghiệm làm việc
- Trình độ học vấn, bao gồm cả những khoá học thêm.
- Những hiểu biết chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực của bạn (ví dụ: phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình…)
- Kỹ năng truyền đạt rõ ràng (ví dụ: kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo)
- Những đặc điểm cá nhân (ví dụ: đạo đức trong công việc, ý thức tự giác, khả năng chịu áp lực trong công việc, khả năng sáng tạo, lạc quan, có sức khoẻ tốt)
- Có mối quan hệ tốt/làm việc theo nhóm tốt.
- Tác động tương hỗ với những tổ chức nghề nghiệp
2. Điểm yếu
Những nhân tố tiêu cực bạn kiểm soát được và có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn:
- Thiếu kinh nghiệm làm việc
- Điểm GPA thấp, sai chuyên ngành
- Thiếu mục tiêu, chưa hiểu rõ bản thân và thiếu những kiến thức về công việc cụ thể
- Kiến thức chuyên môn yếu
- Nhiều kỹ năng yếu (kỹ năng lãnh đạo, mối quan hệ giữa người với người, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm)
- Kỹ năng tìm việc yếu
- Những tính cách cá nhân tiêu cực (ví dụ, đạo đức làm việc kém, thiếu tự giác, thiếu động cơ thúc đẩy, thiếu quyết đoán, nhút nhát và quá giàu cảm xúc)
Những nhân tố bên ngoài
3. Cơ may
Những điều kiện bên ngoài tích cực mà bạn không kiểm soát được tuy nhiên bạn vẫn có thể tận dụng được.
- Những xu hướng phát triển tích cực trong lĩnh vực của bạn tạo ra nhiều việc làm hơn (ví dụ, sự tăng trưởng, toàn cầu hoá, những tiến bộ khoa học kỹ thuật)
- Những cơ hội bạn có được trong lĩnh vực của mình bằng cách nâng cao trình độ học vấn.
- Lĩnh vực thật sự cần đến những kỹ năng của bạn
- Những cơ hội bạn có nhờ tự biết mình rõ hơn và những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể hơn.
- Những cơ hội cho những tiến bộ trong chuyên ngành của bạn.
- Cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp trong chuyên ngành của bạn.
- Con đường sự nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội của riêng mình
- Vị trí địa lý
- Một mạng lưới làm việc vững mạnh
4. Hiểm hoạ
Những nhân tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được nhưng vẫn ảnh hưởng tới bạn và bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp.
- Mất phương hướng trong lĩnh vực của bạn, thu hẹp phạm vi công việc (thu hẹp, không cải tiến trong công việc)
- Sự cạnh tranh từ những người tốt nghiệp cùng trường, khoá với bạn
- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng, có kinh nghiệm, học vấn cao
- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng tìm việc tốt hơn bạn
- Đối thủ cạnh tranh là những người đi học có danh tiếng tốt hơn bạn
- Những trở ngại trên con đường công danh của bạn (Ví dụ: Thiếu học vấn/đào tạo ở trình độ cao mà bạn cần có để có thể nắm bắt được cơ hội)
- Sự phát triển trong lĩnh vực bạn tham gia có hạn chế, trong khi phát triển mang tính cạnh tranh và vô cùng quan trọng khốc liệt.
- Sự gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn còn hạn chế do vậy rất khó có thể trụ lại được.
- Các công ty không thuê những người có chuyên môn và bằng cấp như bạn.
Hãy tự tìm ra những điểm mạnh của chính bạn nhưng bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của những người tuyển dụng tiềm năng khi bạn xem xét những điểm mạnh của mình. Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Hãy bắt đầu với việc lập một danh sách liệt kê những tính cách của bạn, có thể trong số những tính cách bạn liệt kê ra có những điểm mạnh của bạn.
Một trong những điểm mạnh nhất của bạn có thể là tình yêu đối với công việc bạn làm. Học cách “làm theo những ý thích của mình” có thể là nhân tố quan trọng khi bạn theo đuổi sự nghiệp của mình. Một số người nhận thức từ rất sớm rằng công việc nào sẽ làm cho họ hạnh phúc. Đối với một số người khác, sự nhận biết về khả năng của mình để làm nên sự nghiệp lại đến từ quá trình khám phá ra sự yêu thích, kỹ năng, nhân cách, cách học hỏi và những giá trị. Hãy xem một số đánh giá về nghề nghiệp và những công cụ tìm kiếm như miêu tả trong “Những Bài kiểm tra và Các công cụ đánh giá nghề nghiệp”. Hãy thử làm một vài bài kiểm tra và xem kết quả. Những kết quả đó có phù hợp giữa kế hoạch và kỳ vọng của bạn không.
Khi xem xét những điểm yếu của mình, hãy nghĩ về điểm mà nhà tuyển dụng tiềm năng cho rằng bạn có cải thiện được chúng sau đó. Đối mặt với những điểm yếu của mình sẽ giúp bạn có cái đầu tỉnh táo để có thể bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp.
Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện. Nếu bạn xác định được một kỹ năng mà mình biết đang cần dùng trong lĩnh vực chuyên ngành bạn đã chonh, nhưng bạn còn yếu về kỹ năng đó, bạn cần phải có những bước để cái thiện nó. Những đánh giá về những hoạt động cũ và thậm chí cả điểm số và những lời nhận xét của giáo viên ở trường cũng cung cấp những thông tin phản hồi có giá trị.
Từ phân tích này, bạn sẽ có một tấm bản đồ trong đó chỉ cho bạn cách phát huy điểm mạnh, hạn chế hoặc giảm bớt điểm yếu. Sau đó, bạn nên sử dụng tấm bản đồ này để tận dụng cơ hội và tránh những rủi ro.
Sau khi bạn đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ may và hiểm hoạ của mình, bạn nên sử dụng những thông tin đó để lên kế hoạch làm thế nào để “marketing bản thân”.
Quá trình lập kế hoạch “marketing bản thân” bao gồm 3 bước cơ bản sau
1. Xác định mục tiêu
2. Phát triển chiến lược marketing
3. Chiến lược hoá chương trình hành động.
Mục tiêu: - hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc lý tưởng của bạn sau khi tốt nghiệp là gì (Hoặc công việc mà bạn muốn chuyển từ công việc hiện tại sang)? Những vị trí nào khác mà bạn có thể chấp nhận. Mục tiêu sự nghiệp trong 5 năm của bạn là gì?
Chiến lược Marketing - một chiến lược marketing toàn diện hay “kế hoạch trò chơi” để đạt được mục tiêu của mình. Những công ty hay tổ chức nào bạn đang nhắm tới để đạt được mục tiêu của mình – công việc lý tưởng của bạn? Bạn sẽ liên hệ với những công ty, tổ chức trên ra sao? Chiến lược mà bạn xác định phải tận dụng được tất cả những nguồn lực sẵn có đối với bạn như những môi quan hệ cá nhân và mối quan hệ với những người có kinh nghiệm.
Chương trình hành động - tuỳ thuộc vào nguyên tắc marketing, chiến lược marketing phải trở thành một chương trình hành động cụ thể nhằm trả lời được một số câu hỏi như: Cái gì và khi nào sẽ thực hiện xong? Ai chịu trách nhiệm thực hiện nó? Nhiệm vụ chính của bạn ở đây là đưa ra một thời gian biểu và thời hạn cụ thể để có nghề nghiệp và thông tin về doanh nghiệp mà bạn đã chọn trong chiến lược marketing của bạn.

Ứng dụng marketing với mô hình SWOT

Marketing là 1 phần quan trọng ko thể thiếu của các công ty lớn trên thế giới hiện nay. Và dĩ nhiên nó có 1 sức hút khá kì lạ với sv ngành ngoại thương chúng ta^^.. bài viết này sẽ giúp mọi người có 1 cái nhìn rõ hơn về 1 trong những phương pháp Phân tích thị trường được áp dụng nhiều nhất hiện nay, đó chính là mô hình SWOT, là 1 chiến lược gia, là 1 nhân viên Marketing, bạn sẽ phải đau đầu với mô hình này rất nhiều đấy..

Hôm nay sẽ chỉ giới thiệu với mọi người sơ lược về sự ra đời của mô hình SWOT, hơi dài 1 tí nhưng đọc khá thú vị, chuẩn bị cho những kiến thức cao siêu hơn sẽ post trong bài tiếp theo^^.

Nguồn gốc của mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.

Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các “Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm.

Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn.

Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay chúng ta gọi là “thay đổi cung cách quản lý”.

Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau:

1. Values (Giá trị)
2. Appraise (Đánh giá)
3. Motivation (Động cơ)
4. Search (Tìm kiếm)
5. Select (Lựa chọn)
6. Programme (Lập chương trình)
7. Act (Hành động)
8. Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT.

Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.

Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu.

Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong danh mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thông qua phương pháp “Thử và sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bằt đầu bằng SOFT/SWOT với mỗi mục ghi riêng vào từng trang.

Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt động của công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này được chuyển tới Anh dưới sự tài trợ của công ty W.H.Smith & Sons PLC và được hoàn thiện năm 1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd.

Kể từ đó, quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài.

Để thành công với mô hình SWOT

- SWOT - viết tắt của strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), opportunities (thời cơ) và threats (nguy cơ) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Strengths - Điểm mạnh
Là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm:
Trình độ chuyên môn
Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác
Có nền tảng giáo dục tốt
Có mối quan hệ rộng và vững chắc
Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
Weaknesses - Điểm yếu
Bạn cũng phải nắm bắt và kiểm soát được các mặt còn hạn chế của bản thân, như:
Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.
kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
Hạn chế về các mối quan hệ.Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao
Opportunities - Thời cơ
Là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại cho bạn nhiều cơ hội thành công, bao gồm:
Các xu hướng triển vọng.
Nền kinh tế phát triển bùng nổ.
Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
Một dự án đầy hứa hẹn mà bạn được giao phó.
Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.
Sự xuất hiện của công nghệ mới
Threats - Nguy cơ
Là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp của bạn, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến của bạn. Các nguy cơ hay gặp là:
Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
Những áp lực khi thị trường biến động.
Một số kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời.
Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân bạn.
Thực hiện mô hình SWOT như thế nào?
Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.
Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
Phân tích ý nghĩa của chúng.
Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến thành công.

Quản lý hiệu quả cùng mô hình SWOT, STEEPLE và PLC

Thuật ngữ SWOT này đã khá quen thuộc với giới kinh doanh, nó là từ viết tắt của 4 yếu tố: strengths (S) - điểm mạnh, weaknesses (W) - điểm yếu, và các nhân tố tác động bên ngoài như thời cơ (opportunities – O) hay mối nguy hại (threats – T).

STEEPLE lấy từ chữ cái đầu của các từ tiếng anh khi chuyển nghĩa sang tiếng Việt có nghĩa là: văn hoá – xã hội, công nghệ, kinh tế, môi trường, chính trị, kinh doanh điện tử và khung pháp lý.

Và cuối cùng là khuôn mẫu PLC: Product Life Cycles: vòng đời sản phẩm.

Bản phân tích SWOT đóng vai trò rất quan trọng trong việc bắt kịp những chiến lược vì công việc kinh doanh đã được lên kế hoạch. Ví như, nắm rõ được những mối nguy hại cho doanh nghiệp: biết sớm được mối cạnh tranh có thể giúp doanh nghiệp tháo gỡ được nó tốt hơn. Điều này có thể được tiến hành bằng việc quảng bá những ưu điểm của sản phẩm và làm mờ đi những khuyết điểm. Bản phân tích SWOT cũng có thể giúp công ty chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực và khả năng với mưu đồ cạnh tranh của đối thủ.

Bản phân tích STEEPLE mở ra cho doanh nghiệp những xu hướng tương lai có thể đoán trước. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được những yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới công việc kinh doanh trong những năm tới.

Nhân tố văn hoá – xã hội có thể bao gồm yếu tốt địa lý dân số, phân bổ thu nhập, thay đổi phong cách sống, trình độ giáo dục. Nhân tố công nghệ là việc nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới, chuyển đổi cơ chế công nghệ. Nhân tố môi trường liên quan đến các đạo luật bảo vệ môi trường, các chính sách môi trường của các nhà chức trách địa phương. Còn nhân tố kinh tế bao gồm các chu kì phát triển kinh doanh, các xu hướng tổng sản phẩm quốc dân, tỉ lệ lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, thu nhập.

Nhân tố chính trị là sự ổn định của chính phủ, các điều lệ thương mại quốc tế, chính sách thuế. Nhân tố luật pháp bao gồm hệ thống pháp luật độc quyền, các luật lệ làm việc và luật liên quan đến phân biệt đối xử. Nhân tố đạo đức gắn liền với những chuẩn mực đạo đức, tinh thần quản lý các chính sách và điều lệ của doanh nghiệp. Bản phân tích STEEPLE vạch rõ những vấn đề mấu chốt tác động đến công ty và những vấn đề này sẽ tác động tới các chiến lược kinh doanh như thế nào.

Mô hình PLC gắn với chu kỳ dòng sản phẩm trên thị trường. Mỗi sản phẩm đều có một “vòng đời” giống như một cơ quan sống, sản phẩm sẽ phát triển và trưởng thành rồi suy thoái. Các giai đoạn phát triển của sản phẩm được gọi là “vòng đời hay chu kì sản phẩm” được chia làm 5 thời kỳ: Phát triển sản phẩm, giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái.

1. Phát triển sản phẩm: công ty đã chi tiêu một khoản không nhỏ cho việc phát triển và nghiên cứu sản phẩm trong giai đoạn này.
2. Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: vì tên sản phẩm vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, cho nên sản phẩm giai đoạn này hoàn toàn mới và cần bắt đầu được tung ra thị trường.
3. Giai đoạn tăng trưởng: là khi công ty bắt đầu sản xuất thêm nhiều sản phẩm và đạt được đà bán hàng tốt.
4. Giai đoạn trưởng thành: sản phẩm đang trên đường của giai đoạn chín muồi. Đó là giai đoạn không cần nhiều cho việc khuyếch trương sản phẩm để tăng doanh thu. Nhưng việc quảng bá sản phẩm sẽ không dừng lại khi có nhiều nhà cạnh tranh sẽ “hớt tay trên” mất vị trí dẫn đầu.
5. Giai đoạn suy thoái: do số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường tăng lên, việc cạnh tranh càng khốc liệt hơn trước. Thị phần sản phẩm bị thu hẹp.

Sản phẩm có vòng đời hạn chế, nó có thể trải qua rất nhiều giai đoạn với nhiều thách thức và thời cơ để kinh doanh. Chu kì sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp xác lập rõ những tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm. Cụ thể hơn, nó có thể tiến xa trên thị trường hoặc “chết”. Nó có thể đạt tới mức ổn định hay tiếp tục phát triển hay không là phụ thuộc vào nhu cầu đối với sản phẩm đó.

PLC là mô hình khá hữu dụng đối với các nhà quản lý với mục đích làm cho họ luôn không thoả mãn với những chiến lược quản lý và quảng bá sản phẩm của chính mình, giữ cho sản phẩm không ngừng tiến triển để đáp ứng khả năng thưởng thức cũng không ngừng đổi thay của khách hàng.

Trên đây là ba mô hình và khung chiến lược – công cụ không thể thiếu trong quản lý để củng cố, tăng cường vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu.
Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có tthể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh…
Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lược cụ thể. Chiến lược hiệu quả là những chiến lược tận dụng được các co hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa được những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc vượt qua được những yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Mục tiêu chiến lược (là những mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn theo đuổi thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể) phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện. Các chiến thuật thường được thiết lập theo hướng tập trung cụ thể hóa chi tiết việc thực hiện các kế hoạch chi tiết như thế nào. Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát bất cứ bước nào trong 5 bước hình thành chiến lược nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đi theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược.
Chẳng hạm cho tới năm 1992, Walt Disney Company luôn thành công ở những công viên chủ đề Disneyland ở Anaheim, Calífornia (1955), ở Florida (1970), và ở Tokyo (1983). Năm 1992, Disney lại tiếp tục thành công tại Paris nhà những kết quả chính xác thực tế và khả thi của quá trình phân tích SWOT, cụ thể, S: Sự nổi tiếng của các nhân vật phim hoạt hình, thương hiệu Walt Disney nổi tiếng, tiềm lực tài chính vững mạnh, W: sự hiểu biết về văn hóa, sở thích của người Pháp chưa đầy đủ, O: Vị trí địa lý của Phi thuận lợi (trung tâm Châu Âu), Chính phủ Pháp có những biện pháp khuyến khích và hỗ trợ về giao thông, về giá đất, về đóng góp cổ phần… T: Sự cạnh tranh của các công viên chủ đề khác ở Paris…
Một ví dụ khác gần gũi hơn là vào thời kỳ 1990, khi khối Đông Âu sụp đổ Công ty Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) mất một thị trường quan trọng với 15 triệu vỏ xe/năm trong lúc đang gánh lên vai món nợ của những năm trước, Công ty chỉ còn sản xuất khoảng 20% công suất.
Vào thời kỳ đó, Công ty đã kịp thời có những thay đổi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh quốc tế đó là ban đầu thì tiếp cận công nghệ cao với chi phí thấp khi ký hợp đồng liên doanh và chế biến cho các đối tác của Nhật, khai thác sự trợ giúp kỹ thuật từ đối tác sau đó áp dụng chiến lược tạo sự khác biệt cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ vào kết quả của việc phân tích SWOT cho điều kiện môi trường kinh doanh của Casumina, cụ thể: S: Công ty có đội ngũ lãnh đạo có năng lực, đội ngũ công nhân gắn bó với Công ty, W: Công ty chưa có kinh nghiệm về sử dụng kỹ thuật cao để sản xuất gánh nặng từ món nợ lớn, thiết bị công nghệ lạc hậu (tính đến 1990 là đã 15 năm sử dụng), O: Công nghệ sản xuất vỏ xe 2 bánh đã đến tới hạn, nhu cầu thị trường nội địa về xuất vỏ xe 2 bánh cao, lợi thế về chi phí nhân công rẻ và môi trường sản xuất thuận lợi, T: Mất thị trường quan trọng khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ nguy cơ đối đầu với các đại gia trên thế giới về vỏ xe 2 bánh …

Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT !

Bài trước, tôi đã giới thiệu với các bạn một số nội dung chính của Mô hình phân tích SWOT cũng như vai trò và tác dụng của nó. Bài này tôi xin giới thiệu với các bạn Một số gợi ý để thực hành phân tích theo mô hình SWOT. Tôi hi vọng bài viết này sẽ có ích cho các Doanh nhân vã những người luôn mong muốn tổ chức công việc một các khoa học.
Gợi ý thực hành phân tích SWOT
Albert Humphrey, nhà kinh tế, thành viên Ban quản trị của cùng lúc 5 công ty đồng thời là chuyên gia cố vấn cho hơn 100 công ty tại Anh, Mỹ, Mê-hi-cô, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Na Uy và Đan Mạch, đã cụ thể hóa SWOT thành 6 mục hành động sau:

1. Sản phẩm (Chúng ta sẽ bán cái gì?)

2. Quá trình (Chúng ta bán bằng cách nào?)

3. Khách hàng (Chúng ta bán cho ai?)

4. Phân phối (Chúng ta tiếp cận khách hàng bằng cách nào?)

5. Tài chính (Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?)

6. Quản lý (Làm thế nào chúng ta quản lý được tất cả những hoạt động đó?)

6 mục trên cung cấp một cái khung để phát triển các vấn đề trong SWOT. Đây có thể coi là một “bước đột phá”, vì vậy, chắc hẳn cần phải giải thích thêm đôi chút. Các yêu cầu trong SWOT được phân loại thành 6 mục như trên sẽ giúp đánh giá các mục theo cách định lượng hơn, giúp các nhóm làm việc có trách nhiệm hơn trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức, từ đó dễ dàng quản lý các hành động hơn. Mục tiêu hết sức quan trọng của quá trình là đạt được cam kết giữa các nhóm tham gia – phần này được giải thích bằng mô hình TAM (Team Action Management Model – Mô hình quản lý hoạt động nhóm) của Albert Humphrey.

Chừng nào còn phải xác định các hành động được cụ thể hóa từ SWOT, các nguyên nhân và mục đích phân tích SWOT, chừng đó, khả năng và quyền hạn quản lý nhân viên của bạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến một sự nhất trí về ý tưởng và phương hướng hoạt động.

Dựa vào bối cảnh cụ thể, một mô hình phân tích SWOT có thể đưa ra một, hay một vài mục trong danh sách 6 bước hành động nói trên. Dù trong trường hợp nào đi nữa, SWOT về cơ bản cũng sẽ cho bạn biết những gì là “tốt” và “xấu” trong công việc kinh doanh hiện tại hay đối với một đề xuất mới cho tưong lai.
Nếu đối tượng phân tích SWOT của bạn là công việc kinh doanh, mục tiêu phân tích là cải thiện doanh nghiệp, thì SWOT sẽ được hiểu như sau:

”Điểm mạnh” (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy)
”Cơ hội” (Đánh giá một cách lạc quan)
”Điểm yếu” (Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu)
”Nguy cơ” (Các trở ngại)

Nếu phân tích SWOT được dùng để đánh giá một ý tưởng hay đề xuất, nó có thể chỉ ra rằng ý tưởng hay đề xuất đó quá yếu (đặc biệt khi so sánh với việc phân tích các đề xuất khác) và không nên đầu tư vào đó. Trong trường hợp này, không cần đưa ra các kế hoạch hành động tiếp theo.

Nếu phân tích cho thấy ý tưởng hay đề xuất nào đó thực sự có khả năng thành công, bạn có thể coi đây là một công việc kinh doanh, và chuyển các mục trong SWOT thành hành động phù hợp.

Trên đây là nội dung chính lý thuyết của Albert Humphrey liên quan đến việc phát triển các mục trong phân tích SWOT thành hành động nhằm mục tiêu thay đổi doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Ngoài ra, SWOT còn có một số cách áp dụng khác, tùy theo hoàn cảnh và mục đích của bạn, chẳng hạn, nếu bạn chỉ tập trung vào một bộ phận chứ không phải cả doanh nghiệp, bạn nên sắp xếp lại 6 mục nêu trên sao cho nó có thể phản ánh đầy đủ các chức năng của bộ phận, sao cho các mục trong SWOT có thể được đánh giá cụ thể nhất và được quản lý tốt nhất.

Khung phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất hay một ý tưởng. Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận và ra quyết định hợp lý và chính xác nhất.

Khung phân tích SWOT dưới đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ một cách chuyên nghiệp và đưa ra quyết định ở thế chủ động chứ không chỉ dựa vào các phản ứng bản năng hay thói quen cảm tính.

Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: Điểm mạnh, Điểu yếu, Cơ hội và Nguy cơ, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Những câu hỏi nêu dưới đây chỉ là ví dụ, người đọc có thể thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng phân tích cụ thể. Một điều cần hết sức lưu ý, đó là đối tượng phân tích cần được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn…

Sau đây là ví dụ về những đối tượng tiềm năng có thể được đánh giá thông qua phân tích SWOT:

- Một công ty (Vị thế của công ty trên thị trường, khả năng tồn tại,…)

- Một phương pháp phân phối hoặc bán hàng.

- Một sản phẩm hoặc một nhãn hiệu.

- Một ý tưởng kinh doanh.

- Một sự lựa chọn chiến lược, chẳng hạn như thâm nhập thị trường mới hay tung ra sản phẩm mới.

- Một cơ hội thực hiện sát nhập.

- Một đối tác kinh doanh tiềm năng.

- Khả năng thay đổi nhà cung cấp.

- Khả năng thuê ngoài (outsource) một dịch vụ hay nguồn lực.

- Một cơ hội đầu tư.

Cần đảm bảo miêu tả đối tượng phân tích thật rõ ràng để những người tham gia vào việc phân tích hay những người xem kết quả phân tích có thể hiểu đúng mục đích của việc đánh giá và các gợi ý của SWOT.

Sau đây là khung phân tích SWOT

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhJTZL8W9-x0jIhP5r9ycO09evd1qhiLutC0E6S31fAoY31DvDJMBcXNiahO6xxVGiGFlgomXtrFsCRkHntJ5_GVJ-i4CWVkaTfQ1A-tivM2N8Fb-u9LnmQzGnHqgI8k0Q1bAvvtyZy4-Q/s1600-h/swot-1.jpg


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjShhQLd0_-kNWnIH-DY7HxljF8BEeY5-xdEGYVlCa6QcTUOf6HucjBKbTwAZp56ACLWrm4jWK7Ip-VYZanns5pM7UEuOVvo21I1AyUB0NRcGjOZADymRRaIUldfL6VDtf_MfWhfmaa1NQ/s1600-h/swot-2.jpg

Ví dụ về phân tích SWOT


Ví dụ về phân tích SWOT dưới đây là một tình huống tưởng tượng. Kịch bản được phóng tác dựa trên thực tế hoạt động của một công ty chế tạo cung cấp đầu vào cho các công ty khác – công ty này từ trước đến nay thường dựa vào các nhà phân phối để đưa sản phẩm tới thị trường người tiêu dùng. Vì thế, cơ hội – chính là đối tượng phân tích SWOT – với nhà sản xuất này là tạo ra một công ty mới để phân phối các sản phẩm trực tiếp tới một số mảng thị trường mà các nhà phân phối hiện tại chưa tiếp cận.
Ví dụ về Phân tích SWOT
Phân tích môi trường bên trong của ngành Giấy Việt Nam _ 2008
Điểm mạnh(W): Ngành Giấy Việt Nam luôn quan tâm đến các chương trình đào tạo kỹ sư và công nhân kỹ thuật cho mình, thể hiện qua việc phối hợp đào tạo với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và một số trường đại học của Trung Quốc. Lực lượng lao động của ngành Giấy Việt Nam dồi dào, chi phí lao động thấp.

Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển các vùng nguyên liệu giấy. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, số giờ nắng trong năm cao nên thực vật sinh khối nhanh. Nếu tận dụng tốt điểm mạnh này, ngành Giấy Việt Nam không những chỉ giải quyết được sự mất cân đối giữa năng lực sản xuất giấy và năng lực sản xuất bột giấy hiện nay, mà còn có thể xuất khẩu bột giấy trong tương lai.

Điểm yếu(Y): Một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành Giấy Việt Nam hiện nay là thiếu vốn. Tổng tài sản lưu động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ước đạt 1.600 tỷ đồng, trong khi đó, riêng nhu cầu về vốn cho các dự án đầu tư mới đã lên đến 37.500 tỷ đồng.

Các chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách thuế… hiện nay chưa hấp dẫn người trồng rừng. Năng lực trồng rừng của Tổng Công ty Giấy Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành.

Công nghệ của các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam thuộc loại lạc hậu. 3 nhà máy lớn sản xuất giấy là Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai, tuy công nghệ được coi là hiện đại nhưng tuổi thọ cũng đã 20 - 40 năm. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động thấp; hao phí nguyên nhiên vật liệu ở mức cao. Ngoài ra, một nguyên nhân khác làm cho năng suất lao động thấp là số lao động tại mỗi nhà máy đều vượt 20 - 50% so với định biên.

Chất lượng sản phẩm thấp. Chỉ có một vài nhà máy lớn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng tương đương giấy ngoại. Tổng Công ty Giấy Việt Nam chỉ có Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Giấy Tân Mai là đạt chứng chỉ ISO 9002.

Quy mô và công suất của các nhà máy sản xuất giấy của Việt Nam rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Chỉ riêng năng lực sản xuất của Tập đoàn Indah Pulp & Paper Corp (Indonexia, 1.700.000 tấn/năm) đã gấp gần hai lần năng lực sản xuất của toàn ngành Giấy Việt Nam. Điều này làm cho ngành Giấy Việt Nam không tận dụng được lợi thế về quy mô.

Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ của các nhà máy giấy Việt Nam hiện không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Các cơ sở sản xuất tư nhân và các làng nghề sản xuất giấy thậm chí không có hệ thống xử lý nước thải.

Phân tích môi trường bên ngoài của ngành Giấy Việt Nam

- Cơ hội (O): Với hơn 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Theo dự báo, mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người/năm của Việt Nam năm 2010 và 2020 ước đạt 24,5 và 33,6 kg. Ngoài ra, các doanh nghiệp giấy của Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng thị trường ở các nước láng giềng như Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Campuchia và Lào…

- Nguy cơ(T): Theo lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA, sau năm 8, thuế suất nhập khẩu các loại giấy sẽ là 0%. Lúc đó, ngành Giấy Việt Nam phải thực sự bước vào cuộc cạnh tranh bình đẳng với các nước sản xuất giấy lớn khác của ASEAN như Indonexia, Malaixia, Thái Lan và Philippin...

SWOT -bậc quản trị cần quan tâm

Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện.

Một công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng có thể áp dụng khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp. Đây là công cụ phân tích Marketing sử dụng mô hình SWOT.
Một phân tích SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ may và hiểm hoạ từ môi trường bên ngoài. Hãy tưởng tượng mô hình phân tích SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau:

Môi trường bên trong: (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu

Môi trường bên ngoài: . (OPPORTUNITY) Cơ may + (THREAT) Hiểm họa

Để xây dựng mô hình phân tích SWOT của riêng bạn từ đó lập kế hoạch cho sự nghiệp, hãy xem xét tình hình hiện tại của bạn. Bạn có những điểm mạnh và điềm yếu gì. Bạn có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình như thế nào. Có những cơ may và hiểm hoạ nào từ bên ngoài trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn.
Những nhân tố bên trong:

1. Điểm mạnh

Những nhân tố tích cực bên trong có thể kiểm soát được và bạn có thể phát huy khi lập kế hoạch:
- Kinh nghiệm làm việc
- Trình độ học vấn, bao gồm cả những khoá học thêm.
- Những hiểu biết chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực của bạn (ví dụ: phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình…)
- Kỹ năng truyền đạt rõ ràng (ví dụ: kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo)
- Những đặc điểm cá nhân (ví dụ: đạo đức trong công việc, ý thức tự giác, khả năng chịu áp lực trong công việc, khả năng sáng tạo, lạc quan, có sức khoẻ tốt)
- Có mối quan hệ tốt/làm việc theo nhóm tốt.
- Tác động tương hỗ với những tổ chức nghề nghiệp

2. Điểm yếu

Những nhân tố tiêu cực bạn kiểm soát được và có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn:
- Thiếu kinh nghiệm làm việc
- Điểm GPA thấp, sai chuyên ngành
- Thiếu mục tiêu, chưa hiểu rõ bản thân và thiếu những kiến thức về công việc cụ thể
- Kiến thức chuyên môn yếu
- Nhiều kỹ năng yếu (kỹ năng lãnh đạo, mối quan hệ giữa người với người, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm)
- Kỹ năng tìm việc yếu
- Những tính cách cá nhân tiêu cực (ví dụ, đạo đức làm việc kém, thiếu tự giác, thiếu động cơ thúc đẩy, thiếu quyết đoán, nhút nhát và quá giàu cảm xúc)
Những nhân tố bên ngoài:

3. Cơ may

Những điều kiện bên ngoài tích cực mà bạn không kiểm soát được tuy nhiên bạn vẫn có thể tận dụng được.
- Những xu hướng phát triển tích cực trong lĩnh vực của bạn tạo ra nhiều việc làm hơn (ví dụ, sự tăng trưởng, toàn cầu hoá, những tiến bộ khoa học kỹ thuật)
- Những cơ hội bạn có được trong lĩnh vực của mình bằng cách nâng cao trình độ học vấn.
- Lĩnh vực thật sự cần đến những kỹ năng của bạn
- Những cơ hội bạn có nhờ tự biết mình rõ hơn và những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể hơn.
- Những cơ hội cho những tiến bộ trong chuyên ngành của bạn.
- Cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp trong chuyên ngành của bạn.
- Con đường sự nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội của riêng mình
- Vị trí địa lý
- Một mạng lưới làm việc vững mạnh

4. Hiểm hoạ

Những nhân tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được nhưng vẫn ảnh hưởng tới bạn và bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp.
- Mất phương hướng trong lĩnh vực của bạn, thu hẹp phạm vi công việc (thu hẹp, không cải tiến trong công việc)
- Sự cạnh tranh từ những người tốt nghiệp cùng trường, khoá với bạn
- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng, có kinh nghiệm, học vấn cao
- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng tìm việc tốt hơn bạn
- Đối thủ cạnh tranh là những người đi học có danh tiếng tốt hơn bạn
- Những trở ngại trên con đường công danh của bạn (Ví dụ: Thiếu học vấn/đào tạo ở trình độ cao mà bạn cần có để có thể nắm bắt được cơ hội)
- Sự phát triển trong lĩnh vực bạn tham gia có hạn chế, trong khi phát triển mang tính cạnh tranh và vô cùng quan trọng khốc liệt.
- Sự gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn còn hạn chế do vậy rất khó có thể trụ lại được.
- Các công ty không thuê những người có chuyên môn và bằng cấp như bạn.

Hãy tự tìm ra những điểm mạnh của chính bạn nhưng bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của những người tuyển dụng tiềm năng khi bạn xem xét những điểm mạnh của mình. Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Hãy bắt đầu với việc lập một danh sách liệt kê những tính cách của bạn, có thể trong số những tính cách bạn liệt kê ra có những điểm mạnh của bạn.

Một trong những điểm mạnh nhất của bạn có thể là tình yêu đối với công việc bạn làm. Học cách “làm theo những ý thích của mình” có thể là nhân tố quan trọng khi bạn theo đuổi sự nghiệp của mình. Một số người nhận thức từ rất sớm rằng công việc nào sẽ làm cho họ hạnh phúc. Đối với một số người khác, sự nhận biết về khả năng của mình để làm nên sự nghiệp lại đến từ quá trình khám phá ra sự yêu thích, kỹ năng, nhân cách, cách học hỏi và những giá trị. Hãy xem một số đánh giá về nghề nghiệp và những công cụ tìm kiếm như miêu tả trong “Những Bài kiểm tra và Các công cụ đánh giá nghề nghiệp”. Hãy thử làm một vài bài kiểm tra và xem kết quả. Những kết quả đó có phù hợp giữa kế hoạch và kỳ vọng của bạn không.

Khi xem xét những điểm yếu của mình, hãy nghĩ về điểm mà nhà tuyển dụng tiềm năng cho rằng bạn có cải thiện được chúng sau đó. Đối mặt với những điểm yếu của mình sẽ giúp bạn có cái đầu tỉnh táo để có thể bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp.

Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện. Nếu bạn xác định được một kỹ năng mà mình biết đang cần dùng trong lĩnh vực chuyên ngành bạn đã chonh, nhưng bạn còn yếu về kỹ năng đó, bạn cần phải có những bước để cái thiện nó. Những đánh giá về những hoạt động cũ và thậm chí cả điểm số và những lời nhận xét của giáo viên ở trường cũng cung cấp những thông tin phản hồi có giá trị.
Từ phân tích này, bạn sẽ có một tấm bản đồ trong đó chỉ cho bạn cách phát huy điểm mạnh, hạn chế hoặc giảm bớt điểm yếu. Sau đó, bạn nên sử dụng tấm bản đồ này để tận dụng cơ hội và tránh những rủi ro.

Sau khi bạn đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ may và hiểm hoạ của mình, bạn nên sử dụng những thông tin đó để lên kế hoạch làm thế nào để “marketing bản thân”.
Quá trình lập kế hoạch “marketing bản thân” bao gồm 3 bước cơ bản sau:
1. Xác định mục tiêu
2. Phát triển chiến lược marketing
3. Chiến lược hoá chương trình hành động.
Mục tiêu: - hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc lý tưởng của bạn sau khi tốt nghiệp là gì (Hoặc công việc mà bạn muốn chuyển từ công việc hiện tại sang)? Những vị trí nào khác mà bạn có thể chấp nhận. Mục tiêu sự nghiệp trong 5 năm của bạn là gì?

Chiến lược Marketing - một chiến lược marketing toàn diện hay “kế hoạch trò chơi” để đạt được mục tiêu của mình. Những công ty hay tổ chức nào bạn đang nhắm tới để đạt được mục tiêu của mình – công việc lý tưởng của bạn? Bạn sẽ liên hệ với những công ty, tổ chức trên ra sao? Chiến lược mà bạn xác định phải tận dụng được tất cả những nguồn lực sẵn có đối với bạn như những môi quan hệ cá nhân và mối quan hệ với những người có kinh nghiệm.

Chương trình hành động - tuỳ thuộc vào nguyên tắc marketing, chiến lược marketing phải trở thành một chương trình hành động cụ thể nhằm trả lời được một số câu hỏi như: Cái gì và khi nào sẽ thực hiện xong? Ai chịu trách nhiệm thực hiện nó? Nhiệm vụ chính của bạn ở đây là đưa ra một thời gian biểu và thời hạn cụ thể để có nghề nghiệp và thông tin về doanh nghiệp mà bạn đã chọn trong chiến lược marketing của bạn.

SWOT trong doanh nghiệp

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.

Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu.

Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có tthể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh...

Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lược cụ thể. Chiến lược hiệu quả là những chiến lược tận dụng được các co hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa được những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc vượt qua được những yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Mục tiêu chiến lược (là những mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn theo đuổi thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể) phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện. Các chiến thuật thường được thiết lập theo hướng tập trung cụ thể hóa chi tiết việc thực hiện các kế hoạch chi tiết như thế nào. Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát bất cứ bước nào trong 5 bước hình thành chiến lược nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đi theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược.

Những công ty áp dụng phân tích SWOT thành công

Chẳng hạm cho tới năm 1992, Walt Disney Company luôn thành công ở những công viên chủ đề Disneyland ở Anaheim, Calífornia (1955), ở Florida (1970), và ở Tokyo (1983). Năm 1992, Disney lại tiếp tục thành công tại Paris nhà những kết quả chính xác thực tế và khả thi của quá trình phân tích SWOT, cụ thể, S: Sự nổi tiếng của các nhân vật phim hoạt hình, thương hiệu Walt Disney nổi tiếng, tiềm lực tài chính vững mạnh, W: sự hiểu biết về văn hóa, sở thích của người Pháp chưa đầy đủ, O: Vị trí địa lý của Phi thuận lợi (trung tâm Châu Âu), Chính phủ Pháp có những biện pháp khuyến khích và hỗ trợ về giao thông, về giá đất, về đóng góp cổ phần... T: Sự cạnh tranh của các công viên chủ đề khác ở Paris...

Một ví dụ khác gần gũi hơn là vào thời kỳ 1990, khi khối Đông Âu sụp đổ Công ty Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) mất một thị trường quan trọng với 15 triệu vỏ xe/năm trong lúc đang gánh lên vai món nợ của những năm trước, Công ty chỉ còn sản xuất khoảng 20% công suất.

Vào thời kỳ đó, Công ty đã kịp thời có những thay đổi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh quốc tế đó là ban đầu thì tiếp cận công nghệ cao với chi phí thấp khi ký hợp đồng liên doanh và chế biến cho các đối tác của Nhật, khai thác sự trợ giúp kỹ thuật từ đối tác sau đó áp dụng chiến lược tạo sự khác biệt cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ vào kết quả của việc phân tích SWOT cho điều kiện môi trường kinh doanh của Casumina, cụ thể: S: Công ty có đội ngũ lãnh đạo có năng lực, đội ngũ công nhân gắn bó với Công ty, W: Công ty chưa có kinh nghiệm về sử dụng kỹ thuật cao để sản xuất gánh nặng từ món nợ lớn, thiết bị công nghệ lạc hậu (tính đến 1990 là đã 15 năm sử dụng), O: Công nghệ sản xuất vỏ xe 2 bánh đã đến tới hạn, nhu cầu thị trường nội địa về xuất vỏ xe 2 bánh cao, lợi thế về chi phí nhân công rẻ và môi trường sản xuất thuận lợi, T: Mất thị trường quan trọng khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ nguy cơ đối đầu với các đại gia trên thế giới về vỏ xe 2 bánh ...

Bạn biết gì về mô hình phân tích SWOT?

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cà trong các báo cáo nghiên cứu .. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Nguồn gốc của mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.

Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các “Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm.

Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn.

Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay chúng ta gọi là “thay đổi cung cách quản lý”.

Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau:

1. Values (Giá trị)
2. Appraise (Đánh giá)
3. Motivation (Động cơ)
4. Search (Tìm kiếm)
5. Select (Lựa chọn)
6. Programme (Lập chương trình)
7. Act (Hành động)
8. Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT.

Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.

Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu.

Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong danh mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thông qua phương pháp “Thử và sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bằt đầu bằng SOFT/SWOT với mỗi mục ghi riêng vào từng trang.

Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt động của công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này được chuyển tới Anh dưới sự tài trợ của công ty W.H.Smith & Sons PLC và được hoàn thiện năm 1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd.

Kể từ đó, quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài.

Phân tích mô hình SWOT trong quản trị chiến lược

Phân tích mô hình SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...
Tôi xin gửi tới các bạn loạt bài giới thiệu về phân tích và sức mạnh của mô hình SWOT cũng như một số ví dụ hướng dẫn phân tích theo mô hình này.
I. Phân tích mô hình SWOT
phân tích mô hình SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.
Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các “Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn.
Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay chúng ta gọi là “thay đổi cung cách quản lý”.
Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau:
1. Values (Giá trị)
2. Appraise (Đánh giá)
3. Motivation (Động cơ)
4. Search (Tìm kiếm)
5. Select (Lựa chọn)
6. Programme (Lập chương trình)
7. Act (Hành động)
8. Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT.
Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.
Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu.
Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong danh mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thông qua phương pháp “Thử và sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bằt đầu bằng SOFT/SWOT với mỗi mục ghi riêng vào từng trang.
Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt động của công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này được chuyển tới Anh dưới sự tài trợ của công ty W.H.Smith & Sons PLC và được hoàn thiện năm 1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd.
Kể từ đó, quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài.

II. Sức mạnh của SWOT.
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, chẳng hạn một:
- công ty (vị thế trên thị trường, độ tin cậy...),
- sản phẩm hay nhãn hiệu,
- đề xuất hay ý tưởng kinh doanh,
- phương pháp
- lựa chọn chiến lược (thâm nhập thị trường mới hay đưa ra một sản phẩm mới...),
- cơ hội sát nhập hay mua lại,
- đối tác tiềm năng,
- khả năng thay đổi nhà cung cấp,
- thuê ngoài hay gia công (outsourcing) một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn lực,
- cơ hội đầu tư.
Hơn nữa, SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.
Chủ đề phân tích SWOT cân được mô tả chính xác để những người khác có thể thực hiện tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả phân tích.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

- Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

phân tích mô hình SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.

Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:
- Văn hóa công ty.
- Hình ảnh công ty.
- Cơ cấu tổ chức.
- Nhân lực chủ chốt.
- Khả năng sử dụng các nguồn lực.
- Kinh nghiệm đã có.
- Hiệu quả hoạt động.
- Năng lực hoạt động.
- Danh tiếng thương hiệu.
- Thị phần.
- Nguồn tài chính.
- Hợp đồng chính yếu.
- Bản quyền và bí mật thương mại.

Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:

- Khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh.
- Xu hướng thị trường.
- Nhà cung cấp.
- Đối tác.
- Thay đổi xã hội.
- Công nghệ mới.
- Môi truờng kinh tế.
- Môi trường chính trị và pháp luật.
Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích

5 thg 5, 2009

Quy luật Pareto

Vào một lúc nào đấy trong cuộc sống, chúng ta sẽ biết qua quy luật 80/20. Khá đơn giản, vì quy luật này nói lên rằng với 20% nỗ lực sẽ tạo ra 80% kết quả cuối cùng. Có thể bạn đã biết đến quy luật này dưới cái tên “Quy luật Pareto” hay “Quy luật nỗ lực tối thiểu”.
Vào năm 1897, Vilfredo Pareto, một nhà kinh tế học người Italia, trong khi đang học về sự phân bố của cải và thu nhập tại nước Anh trong thế kỷ 19, đã phát hiện ra, phần lớn diện tích đất đai và thu nhập được kiểm soát bởi một lượng nhỏ số người trong xã hội. Trên thực tế, 20% dân số kiểm soát đến 80% của cải và thu nhập.
Trong những phân tích và nghiên cứu tiếp theo, nhà kinh tế học huyền thoại này đã phát hiện ra rằng, nguyên tắc này không chỉ đúng trong nhiều quốc gia, giai đoạn lịch sử mà còn đúng với những gì xảy ra ngay trong khu vườn ông ta. Ở đây, ông ta thấy được, chỉ 20% cây đậu Hà Lan ông trồng đã cho ra đến 80% hạt đậu mà ông thu hoạch được.Từ khi quy luật này ra đời, nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát biểu tương tự như: 20% tội phạm là nguyên nhân của 80% các vụ phạm tội. 20% số người lưu thông trên được tạo ra 80% các vụ tai nạn. 20% tuyền đường chiếm 80% lưu lượng xe cộ hàng ngày. 20% những lỗi hàng hoá làm nảy sinh 80% các vấn đề rắc rối.
Thường gặp nhất là chúng ta vẫn nghe nói rằng, 20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận cho một doanh nghiệp.Tôi tin rằng, các bạn thử quan sát xung quanh mình hay nhìn lại quỹ thời gian hàng ngày, hãy xem những kết quả bạn đạt được, chúng xảy ra theo quy luật 50/50 hay 80/20?.
Richard Kock, người sáng lập ra Bain&Co. và BCG Consultant, từng khẳng định rằng: “20% việc chúng ta làm tạo ra 80% kết quả, nhưng 80% công việc còn lại chỉ tạo được 20% kết quả cuối cùng mà thôi. Chúng ta đang phí phạm 80% thời gian của mình vào những việc kém hiệu quả”. Vậy lời khuyên của Koch là, thay vì cật lực theo đuổi tất cả các cơ hội sẵn có, chúng ta hãy bình tĩnh hơn, làm việc ít hơn và tập trung định hướng vào những mục tiêu có giá trị nhất dựa trên cách suy nghĩ của quy luật 80/20”.
Luật 80/20 trong cuộc sống kinh doanh
Vài tháng trước, tôi có nói chuyện một người bạn làm trong lĩnh vực in ấn quảng cáo. Anh ta đang cố gắng mở rộng hệ thống và muốn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới. Rất tiếc, anh ta chỉ đủ thời gian để quản lý hệ thống những khách hàng sẵn có, nên chưa thể phát triển được. Khi tôi nói về quy luật 80/20, anh ta phát hiện ra rằng, chỉ có khoảng 20% khách hàng đem lại hầu hết lợi nhuận trong công ty. Trong khi, 80% số khách hàng hiện tại chẳng những không đem lại nhiều lợi nhuận mà đôi khi còn khiến anh ta mệt mỏi. Có thể còn nhiều yếu tố liên quan đến quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh trong trường hợp này, nhưng điều tôi muốn nói ở đây là, quy luật 80/20 tồn tại trong nhiều trường hợp hiển nhiên, đến mức chúng ta đôi lúc chẳng nhận ra sự hiện diện chúng.
Ngày nay, mở rộng kinh doanh có lẽ là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp dường như luôn thích thú với ngọn núi bên cạnh hơn là ngọn núi mình đang đứng. Kết quả, họ mất đi sự tập trung cần thiết để duy trì và phát triển thế mạnh của mình. Trong khi lẽ ra phải tập trung hơn vào sở trường, họ lại thích dàn trải hơn và trong hầu hết các trường hợp, kết quả kinh doanh thường bi quan hơn.
Trên thị trường, có rất nhiều chủng loại sản phẩm mà ở đây, 20% thương hiệu đứng đầu chiếm đến 80% thị phần. Đó cũng chính là lý do vì sao tập đoàn GE có lúc đã bán đi tất cả thương hiệu không phải là đứng đầu hay đứng thứ hai. Trong kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, tập trung luôn là một vấn đề cốt lõi và cần thiết để thành công. Cho dù đó là một thành công về thị phần, doanh thu hay sự phát triển dài hạn trong tương lai. Vậy ngay hôm nay, hãy xác định những sản phẩm hay khách hàng nằm trong “Top 20%” của mình và dành cho họ nhiều thời gian và nỗ lực, bạn nhé!
Nghiên cứu – học tập
Bạn thường đọc một cuốn sách như thế nào? Từ trang này sang trang khác? Như vậy, bạn đang8020rule.gif lãng phí rất nhiều thời gian của chính mình. Thông thường, 80% những thông tin có giá trị nhất gói gọn trong 20% nội dung của quyển sách và nó thường chỉ chiếm 20% thời gian so với khoảng thời gian hầu hết mọi người xem xong toàn bộ quyển sách.
Nếu bạn đọc một quyển sách hay tài liệu để giải trí, tôi khuyên bạn hãy thử đọc mục lục và phần giới thiệu đầu tiên. Sau đó, là phần kết luận trước khi sang chương đầu, xem qua các biểu đồ, hình vẽ nếu có. Quay lại phần kết luận một lần nữa và có thể xem chi tiết vài phần bạn cảm thấy thật sự thú vị. Với cách đọc như vậy, bạn sẽ nắm được nội dung chính yếu nhất của quyển sách. Tốt hơn nữa, bạn có thể ghi chú lại hoặc làm “slide” tóm tắt về nó. Việc cần và nên làm là, nhớ xem chúng ta có thể tìm được thông tin cần thiết ở đâu từ tài liệu đã xem trong thời gian ngắn nhất. Trong thế giới tràn ngập những thông tin quá tải như hiện nay, việc rèn luyện và tuân thủ theo quy luật 80/20 là cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Xã hội
Hãy ngẫm lại xem, có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng, 20% số bạn bè của bạn đem đến cho bạn 80% niềm vui và sự hài lòng. Có vẻ hơi khó nghe nhưng tại sao bạn không dùng nhiều thời gian gặp gỡ những người bạn giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn những người bạn khác? Giữ cho tinh thần thoải mái cũng là một yếu tố rất quan trọng để giữ gìn sức khoẻ và đạt được thành công trong công việc. Vậy tại sao không áp dụng ngay quy luật 80/20 này vào cuộc sống để xem bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn như thế nào?
Theo Richard Koch, “Quy luật 80/20, có thể giải phóng bạn. Bạn có thể làm việc ít hơn mà vẫn có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn, vui vẻ và nhàn nhã hơn”.
Hiện tại, người ta đã nói đến quy luật 90/10. Trên thực tế, 10% dân số thế giới đang nắm giữ 90% tài sản, trong khi 90% dân số còn lại chỉ sở hữu có 10% toàn bộ tài sản trên thế giới. Nỗ lực tối thiểu đang tạo ra kết quả to lớn hơn, đòi hỏi chúng ta cần phải tập trung cao độ hơn. Nếu bạn muốn nằm trong số 10% dân số nói trên, tôi tin rằng quy luật này rất cần thiết và hữu ích cho bạn.
Sau cùng, xin nhớ rằng, cố gắng ít hơn và kết quả cao hơn mới là những điều thật sự tốt. Hãy bắt đầu tìm kiếm và củng cố 20% của riêng mình để tiếp tục nâng hiệu quả làm việc lên gấp nhiều lần!