15 thg 6, 2009

Bạn có muốn trở thành một CEO?

- Bạn có hay không những tố chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng, một CEO chuyên nghiệp? Bạn có thể đạt đến vị trí đáng ngưỡng mộ này nếu biết cách áp dụng các bí quyết của chúng tôi.

Nếu muốn trở thành một CEO (giám đốc điều hành), hãy chắc chắn rằng bạn đang theo đuổi vị trí trong một công ty mà ở đó bạn sẽ có được hạnh phúc, là nơi mà bạn tin tưởng bạn có thể đạt được những thành tích tuyệt vời.

Tự học và trở thành một CEO
Nếu bạn muốn trở thành một CEO, hãy bắt đầu bằng việc học hỏi về tất cả mọi mặt của công ty nơi bạn làm việc, cho dù có những lĩnh vực không hề liên quan đến bạn.
Cần tìm hiểu thực tế những gì mà một CEO làm hàng ngày. Hãy tưởng tượng một nhạc trưởng trong giàn nhạc giao hưởng, người này không chơi bất cứ một thứ nhạc cụ riêng nào nhưng từ một khoảng cách, một vị trí nhất định, anh ta đưa ra yêu cầu cho mỗi một thành viên của dàn nhạc mặc dù họ chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Anh ta không cần phải trở thành một người chơi vĩ cầm có khiếu và trên thực tế không bao giờ cần như vậy để làm nên một bản nhạc vĩ đại. Một CEO cũng tương tự, anh ta không cần hàng đống kinh nghiệm trong việc viết mã code để đưa doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực IT của mình đạt đến thành công nhưng anh ta dứt khoát phải có một sự hiểu biết chắc chắn về các chức năng của nó như thế nào.

Học hỏi từ những người khác
Quá trình trở thành CEO là một chặng đường dài phấn đấu vì một mục tiêu chính đáng, vị trí này đòi hỏi một tập hợp ấn tượng các kỹ năng mà một phần xuất phát từ các kinh nghiệm bạn đúc kết được. Tuy nhiên, điều này không làm giảm giá trị của nguồn “tài nguyên” sẵn có để thúc đẩy nhanh hơn quá trình này. Tiểu sử và những cuốn tự truyện của những nhà lãnh đạo thành công có nhan nhản khắp nơi, không quan trọng đó là Lee Iacocca, người vực dậy tập đoàn xe hơi Chrysler từ những năm 1980 hay Hannibal, một trong những vị tướng và nhà chiến thuật tài ba nhất trong lịch sử quân sự thế giới, người được mệnh danh là “cha đẻ của chiến thuật” nổi tiếng với đội quân voi chiến từng đánh bại thành Rome trong năm 218 trước công nguyên, tất cả đều cho thấy sự nghiệp mỗi một người như một tấm gương lãnh đạo truyền cảm cung cấp cho bạn một vài điều mà bạn có thể mang theo trên con đường đi đến thành công của riêng bạn.

Xông xáo tìm kiếm các cơ hội thăng tiến và phát triển
Trong khi điều này có vẻ là hiển nhiên, thì nhiều khi nó vẫn bị hiểu sai đó là tham vọng mù quáng. Để phấn đấu thăng tiến và nâng cao vị trí của mình, hễ khi nào có cơ hội hiếm hoi, bạn nên nhận thức rõ tham vọng của mình. Bạn không muốn bộc lộ một cách thái quá sự ích kỷ của bản thân và nỗ lực không ngừng. Những gì bạn muốn làm là đạt được nhiều thành tích góp phần đưa công ty của bạn phát triển hơn để củng cố và nâng cao vị trí mà bạn đang có. Profile của bạn sẽ được nâng tầm tương xứng với những đóng góp mà bạn làm được, đó không phải là tham vọng cá nhân của bạn.

Tập trung đạt được hiệu quả công việc
Lãnh đạo tuyệt vời là phải xác định rõ trách nhiệm của mình, cần trông đợi bất cứ việc gì đã được chỉ định thuộc trách nhiệm của bạn sẽ phải đạt đến thành công, và nếu không làm được, danh tiếng của bạn sẽ trở nên rất mỏng manh. Nếu bạn không đóng vai trò quan trọng thì bạn vẫn có thể làm việc tại những công ty lớn hơn, đừng ỷ vào những thành tích mà bộ phận bạn quản lý từng có được trong việc cố gắng đạt đến cấp độ C. Bạn sẽ bị phán xét đầu tiên và trên hết bới chính các kết quả đó vì bản thân chúng đã phản ánh trình độ chuyên nghiệp của bạn.

Tìm kiếm một cố vấn dày dạn kinh nghiệm cho mình
Giá trị của việc cố vấn không thể bị phóng đại, và những cố vấn phải thực sự dạn dày kinh nghiệm tại vị trí điều hành quản lý. Hãy tìm kiếm một cố vấn trong phạm vi công ty của bạn, người thường đưa ra các quyết định nhưng không phải là người mà bạn trực tiếp báo cáo công việc hàng ngày. Một vài công ty sử dụng chương trình “cố vấn tiềm năng cao cấp” nhằm nâng cao sự nghiệp của một vài nhân viên có tố chất trở thành những người lãnh đạo tuyệt vời. Nếu công ty của bạn không sử dụng những chương trình phát triển kiểu này, hãy là người đề xuất việc áp dụng nó, lời yêu cầu này sẽ giúp bạn có tên trong danh sách những người được chọn.

Lời kết
Đường lối lãnh đạo ngạo mạn ở thị trường chứng khoán phố Wall đã góp phần đẩy nền kinh tế vào chỗ khủng hoảng nhưng nó cũng đánh dấu một kỷ nguyên mới trong việc giải trình trách nhiệm. Việc nới lỏng là một phần để đạt đến cấp độ cao nhất và cho thấy nhiều hơn những người xứng đáng gánh vác lấy trách nhiệm nhưng cũng có những người không còn cách nào khác phải nhận lấy cơ hội này.___http://nhaquantri.blogspot.com

6 thg 6, 2009

Trở thành triệu phú thật đơn giản.!

Ai cũng muốn mình có cuộc sống vật chất đầy đủ, vậy phải làm sao để giấc mơ ấy trở thành hiện thực? Chìa khóa chính ở cách suy nghĩ của bạn, nếu nghĩ mình có thể làm được, bạn sẽ làm được.
1. Học cách tiết kiệm
Để trở thành triệu phú không quá khó như suy nghĩ của bạn và rất nhiều người khác quan niệm. Hãy trở thành một người tiêu tiền thông thái, bạn sẽ thấy việc trở thành triệu phú thật… đơn giản. Điều quan trọng đầu tiên mà bạn nên nhớ đó là: Tiết kiệm. Tiết kiệm không có nghĩa là bần tiện. Tiết kiệm là chi tiêu hợp lý. Tại sao bạn phải tốn công đi ra quán cà phê uống cà phê trong khi trong văn phòng của bạn có sẵn những thứ đó và bạn chỉ việc dùng miễn phí? Tại sao bạn phải đi ra ngoài ăn cơm văn phòng với giá “cắt cổ” trong khi công ty bạn đã có một người nấu ăn sẵn?
2. Đầu tư
Sau một thời gian kiếm tiền và tiết kiệm tiền, giờ bạn đã có một số vốn kha khá. Nếu bạn cứ giữ “khư khư” trong người thì món tiền đó khó mà sinh lời. Hãy dùng chúng để đầu tư vào những lĩnh vực dễ thành công để thu lại những món tiền lớn hơn, đó là cách khôn ngoan để trở thành triệu phú. Hãy cân nhắc thật cẩn thận trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào đó. Có những lĩnh vực khiến bạn giầu lên nhanh chóng nhưng cũng dễ khiến bạn khánh kiệt gia sản chỉ trong nháy mắt. Nếu bạn không thuộc tuyp người ưa mạo hiểm và nhiều may mắn, hãy đầu tư một cách thận trọng, từng bước một. Đầu tiên là kinh doanh với quy mô nhỏ những mặt hàng phù hợp sở trường của bạn và nhu cầu thị trường và sau đó mở rộng quy mô dần. Hãy suy nghĩ thật kĩ và đầu tư một cách khôn ngoan!
3. Đừng lúc nào cũng nghĩ đến chuyện làm giầu
Đừng lúc nào cũng căng thẳng nghĩ đến chuyện mình phải trở thành triệu phú, bạn sẽ bị stress nhanh chóng. Nếu lúc nào cũng bị ám ảnh bởi chuyện mình phải thế này, phải thế kia, sẽ có một ngày bạn chán ngấy tất cả, và phá hỏng những kế hoạch đã đặt ra. Hàng tháng, để ra một khoản tiền tiết kiệm nhất định, hãy làm việc đó một lần thôi và không cần suy nghĩ nhiều, bạn sẽ thấy mình thanh thản hơn. Thời gian còn lại, hãy tiếp tục đầu tư cho công việc kinh doanh mà bạn đang tiến hành, hãy nghĩ cách để chúng phát triển ngày một tốt hơn. Tương lai không xa bạn sẽ trở thành triệu phú.
4. Kiểm tra tài khoản
Hàng tháng bạn nên kiểm tra tài khoản của mình, xem chúng sinh lời được bao nhiêu? Có nên tiếp tục mở rộng công ty hay không? Hay có nên chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác để có lời hơn không? Nếu mỗi tháng, tài khoản của bạn tăng lên đều đều, thì điều đó có nghĩa là giấc mơ trở thành triệu phú của bạn chỉ là vấn đề thời gian, chứ không phải là điều ảo tưởng.
5. Sống vui vẻ hạnh phúc
Việc có trở thành triệu phú hay không cũng khá quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc bạn có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Bạn kiếm ra nhiều tiền để làm gì nếu không một lúc nào cảm thấy mình hạnh phúc, người thân của không cảm nhận được tình yêu thương bạn dành cho họ? Tiền là phương tiện khiến cuộc sống của bạn thoải mái hơn, nhưng không có nghĩa là tiền có thể mua được hạnh phúc. Hãy biết cân bằng cuộc sống riêng, niềm vui cá nhân và công việc… bạn sẽ thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn rất nhiều.___http://nhaquantri.blogspot.com