4 thg 5, 2009

Chiến thắng cho cả đôi bên

Posted on 18:50 by TranTheDat_Neu

Các cuộc thương thuyết được xem là đạt kết quả nhất khi phần thắng thuộc về cả hai phía, nghĩa là mỗi phía đều nhận được những lợi ích nhất định. Trái ngược lại là cuộc thương thảo chỉ để lại bản cam kết bất bình đẳng.

Để có thể đạt được kết quả thương lượng như ý, bạn có thể sử dụng năm dấu hiệu sau đây để vượt xa hơn những gì mình chờ đợi.

Quyết tâm.

Một nhà thương thuyết tài ba luôn biết rằng việc chốt được một bản hợp đồng đơn giản chỉ là nắm bắt được những gì nên và không nên đem ra bản thảo trong cuộc thương thảo. Một trong những kỹ thuật hay nhất để phát hiện ra "bản lĩnh ngầm” của đối thủ chính là dùng lời nói dò xét, chẳng hạn đề nghị một sự nhượng bộ và quan sát sự kháng cự của đối thủ. Dấu hiệu phản xạ thường gặp nhất về quyết tâm chống cự chính là cử chỉ trề môi ra ngoài.

Người ta thường biểu thị thái độ không hài lòng của mình bằng cái trề môi kín đáo và khoanh tay khi được đề nghị vào một vị trí nằm ngoài mong đợi. Một khi bắt gặp sự biểu cảm như thế trong suốt cuộc trò chuyện thì hãy hiểu rằng mức độ kháng cự là khá cao và khả năng chấp nhận sự nhượng bộ là cực thấp.

Hoài nghi.

Trong khi đàm phán, nếu đối phương có những ngờ vực về lời đề nghị mua hàng hoặc với chính cá nhân người đang trình bày thì người ấy có thể chau mày. Cái chau mày có thể xuất hiện vì nhiều lý do, nhưng nếu kéo dài trong suốt cuộc thương thảo thì đó thường là sự biểu lộ bất tín hoặc thiếu lòng tin đối với đối phương. Thật vô nghĩa nếu cứ cố công đi đến một thỏa thuận trong khi phía đối tác chẳng còn chút tinh thần hợp tác. Cách hữu hiệu nhất để đối phó là tạm ngừng đàm phán.

Dừng lại.

Người thương thảo, cũng giống như những nhân viên bán hàng, thường có khuynh hướng nói rất nhiều. Một cách để đảm bảo mình không trở thành kẻ độc tấu là để ý xem có ai trong phía đối tác vuốt tai không, vì đó là biểu thị ước muốn được phát ngôn.

Ham muốn.

Khi ta định giá một đề nghị, người ta thể hiện sự trầm ngâm suy nghĩ bằng cái vuốt nhẹ hoặc cọ cọ vào cằm và thái dương. Một khi đã muốn có được thỏa thuận nào đó, người ta ngừng suy tính và thông thường, tuyến nước bọt trong miệng sẽ bắt đầu hoạt động.

Sự phản ứng tự nhiên của con người khi xuất hiện của một điều ham muốn là cho vào miệng một thứ gì đó, chẳng hạn như cây bút, ngón tay, đuôi gọng mắt kính hoặc một điếu thuốc. Kín đáo hơn người ta có thể bày tỏ mong muốn chấp nhận lời đề nghị từ đối tác bằng một cái vuốt cằm, liếm môi hoặc thậm chí là một cú nuốt ực trong họng.

Cảm xúc.

Nếu tinh mắt và nhạy cảm, bạn có thể phát hiện ra những biểu cảm tinh tế của đối phương trong suốt cuộc đối thoại. Chẳng hạn, phần thuyết trình của bạn bao gồm một biểu đồ nhỏ đi kèm phần nội dung chính của lời đề xuất thỏa thuận nằm trên trang 4. Không phải lo quá nhiều về những phản ứng của khách hàng đối với ba trang đầu tiên, nhưng trước khi bước sang trang thứ tư, hãy theo dõi gương mặt của người đối diện trong lúc lật sang trang mới và thông báo về điểm chính. Nếu sau khi thông báo mà đối tác có vẻ bị choáng, sau đó trở lại trạng thái bình thường thì có lẽ đề xuất của bạn chưa hợp lý. Nếu họ cười thoảng nhẹ rồi quay trở lại ngay trạng thái bình thường thì bạn đã đưa ra đề xuất quá thuận lợi cho họ.

No Response to "Chiến thắng cho cả đôi bên"

Leave A Reply

Thanks ! khi bạn nhận xét cho bài viết này !